Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên: Tiếp tục chấn chỉnh khai thác đất san lấp

Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chỉ đạo rà soát, đôn đốc, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là khai thác đất san lấp.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp tục yêu cầu rà soát, tăng cường công tác quản lý nhà nước về khai thác đất san lấp trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp tục yêu cầu rà soát, tăng cường công tác quản lý nhà nước về khai thác đất san lấp trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục rà soát

Mới đây nhất, ngày 6/01/2024 Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã có Văn bản số 76/UBND- CNNXD yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: Rà soát, thực hiện các nhiệm vụ được giao về quản lý tài nguyên khoáng sản tại Công văn số 213/UBND-CNNXD ngày 30/9/2023 về việc tăng cường quản lý hoạt động khảo sát, cấp phép, khai thác, sử dụng vật liệu xây dựng thông thường và Công văn số 5533/UBND-CNNXD ngày 31/10/2023 của UBND tỉnh về việc rà soát, đôn đốc, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản, không để xảy ra sai phạm, thất thoát.

Cụ thể là: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, siết chặt kỷ cương trách nhiệm trong hoạt động quản lý khai thác đất san lấp trên địa bàn quản lý; ngăn chặn triệt để hoạt động khai thác trái phép, đầu cơ, nâng giá, tạo khan hiếm giả đất san lấp ảnh hưởng thị trường vật liệu xây dựng trên địa bản tỉnh; tham mưu xử lý nghiêm các chủ mỏ vi phạm quy định trong hoạt động khoáng sản.

UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm, đúng trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Khoảng sản; chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện nghiêm trách nhiệm theo quy định tại Luật Khoáng sản, tuyệt đối không để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về việc tổ chức quản lý, sử dụng tài nguyên, khoáng sản theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các nội dung đã ký cam kết với UBND tỉnh; tuyệt đối không được để xảy ra các vi phạm, chậm xử lý vi phạm của các dự án khai thác không đúng giấy phép, vi phạm về đảm bảo an toàn giao thông, môi trường và các điều kiện các quy định phải đảm bảo đối với khai thác khoáng sản khác theo quy định pháp luật.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan: Tham mưu hướng dẫn việc đấu giá các mỏ đất san lấp trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định; hướng dẫn các đơn vị trúng đấu giá các mỏ đất san lấp thực hiện quy trình, thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định.

Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, yêu cầu các đơn vị được cấp phép khai thác đất san lấp xây dựng Kế hoạch khai thác, bảo cáo UBND các huyện, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi có mỏ đất san lấp được cấp phép.

Đối với các đơn vị được cấp phép khai thác đất san lấp trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu: Tổ chức khai thác theo đúng giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp: xây dựng kế hoạch khai thác khoáng sản theo Giấy phép đã được cấp và theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng; thực hiện đúng quy định về việc thông bảo, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác, kế hoạch khai thác; niêm yết công khai kế hoạch khai thác tại UBND cấp xã để nhân dân theo dõi, giám sát…

Đây không phải lần đầu UBND tỉnh Thái Nguyên có chỉ đạo rà soát, đôn đốc, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là khai thác đất san lấp.

Trước đó là Chương trình hành động số 22-CTr ngày 20/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3454/VPCP-CN ngày 21/9/2023; Nghị quyết số 2980-NQBCSĐ ngày 26/10/2023 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh; các Công văn: số 345/UBND-CNNXD ngày 03/02/2023, số 1735 /UBND-CNNXD ngày 19/4/2023, số 2317/UBND-CNNXD ngày 19/5/2023, số 2846/UBND-CNNXD ngày 14/6/2023, số 3266/UBND-CNNXD ngày 05/7/2023, số 3725/UBND-CNNXD ngày 31/7/2023, số 4039/UBND-CNNXD ngày 14/8/2023, số 213 /UBND-CNNXD ngày 30/9/2023, số 5533/UBND-CNNXD ngày 31/10/2023 của UBND tỉnh…

Nhiều việc phải làm

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 91 giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn, trong đó có 62 giấy phép đã có quyết định đóng cửa mỏ; 29 giấy phép hết hạn, đang làm thủ tục đóng cửa mỏ, gia hạn giấy phép (trong 29 giấy phép hết hạn có 5 giấy phép đã được UBND tỉnh phê duyệt đề án đóng cửa mỏ).

Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công có số mỏ hết hạn giấy phép khai thác lớn nhất với 15 mỏ. Không những vậy, nhiều mỏ giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực nhưng không hoạt động nên hiện trên địa bàn tỉnh có hàng trăm mỏ khai thác khoáng sản đang dừng hoạt động.

Theo khảo sát của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, phần lớn mỏ dừng hoạt động đều ảnh hưởng ít nhiều đến người dân. Không chỉ có nguy cơ sạt lở đất đá, các moong nước sâu vốn là khai trường hoặc đập quặng đuôi còn tiềm ẩn xảy ra tai nạn đuối nước, nhất là với trẻ em.

Thêm vào đó, nhiều mỏ dừng hoạt động vài năm nhưng chưa đóng cửa mỏ theo quy định của pháp luật gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai do hàng nghìn héc-ta đất bị bỏ không, ảnh hưởng đến môi trường, quy hoạch của địa phương.

Mỏ đất Núi Choẹt (xã Minh Đức, thành phố Phổ Yên) bị đình chỉ hoạt động vào tháng 3/2023 do những vi phạm nghiêm trọng.

Mỏ đất Núi Choẹt (xã Minh Đức, thành phố Phổ Yên) bị đình chỉ hoạt động vào tháng 3/2023 do những vi phạm nghiêm trọng.

Trong lĩnh vực khai thác đất san lấp: Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có hàng trăm dự án lớn, nhỏ đang triển khai nên nhu cầu sử dụng đất san lấp lên đến hàng triệu m3/năm. Tại nhiều địa phương như Đại Từ, Định Hóa… chưa có mỏ đất san lấp nào nên phải mua từ các mỏ ở Đồng Hỷ, Phổ Yên, với khoảng cách hơn 50km nên về đến chân công trình giá đất tăng lên gấp nhiều lần do chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, công suất khai thác của các mỏ thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế.

Thái Nguyên đã tổ chức thẩm định và phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoảng sản 05 khu vực khai thác khoáng sản trong Dự án đầu tư công trình; 01 khu vực trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản và 01 Dự án nạo vét lòng Hồ Núi Cốc và tận thu các sản phẩm đi kèm; 04 Giấy phép khai thác đất san lấp trong Dự án đầu tư xây dựng công trình; thu hồi 02 Giấy phép khai thác khoảng sản (mỏ đá vôi Trúc Mai 1, mỏ cát sỏi khu vực sông Cầu); 01 Quyết định phê duyệt đề án đóng của mỏ (mỏ đá với xi măng La Hiến); 01 Quyết định đóng cửa mỏ (mã vàng sa khoảng Bản Ná). Thông báo chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác khoáng sản của 07 mỏ.

Trước thực tế nguồn vật liệu khan hiếm, kéo theo tiến độ thực hiện nhiều dự án gặp khó khăn, nhằm giải quyết tình thế, tỉnh Thái Nguyên đã quyết định cho phép 6 khu vực dự án được khai thác đất làm vật liệu san lấp, gồm: Cấp phép khai thác đất san lấp trong diện tích Dự án xây dựng trụ sở làm việc Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên; khai thác đất để phục vụ thi công làm vật liệu san lấp trong diện tích xây dựng công trình hạ tầng Cụm công nghiệp Tân Dương, xã Tân Dương, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; cấp phép khai thác đất làm vật liệu san lấp trong khu Công nghiệp Sông Công II; cấp phép khai thác đất san lấp trong diện tích Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Bình tại phường Đồng Tiến, phường Bãi Bông và phường Hồng Tiến, thành phố Phổ Yên; khai thác đất của Dự án đường vành đai V đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên để phục vụ thi công xây dựng Dự án đường vành đai V đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang; khai thác đất để phục vụ thi công xây dựng Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…

Hiện tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện đấu giá quyền khai thác sản đối với 22 mỏ đất làm vật liệu san lấp thông thường, với tổng diện tích gần 330ha tại 8/9 huyện, thành phố…cơ bản giải quyết tình trạng khan hiếm vật liệu san lấp, đảm bảo tiến độ các dự án trên địa bàn.

Theo Đời sống
Vi khuẩn Salmonella và E.coli nguy hiểm thế nào?

Vi khuẩn Salmonella và E.coli nguy hiểm thế nào?

So với E.coli, ngộ độc do Salmonella triệu chứng nặng và nguy hiểm hơn. Để đảm bảo sức khỏe, nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, bạn nên đi khám khi có dấu hiệu sốt cao kèm tiêu chảy, mất nước, đau bụng dữ dội,...
back to top