<div> <div> <p>Sáng 20/5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt <span>Chính phủ</span> báo cáo Quốc hội về việc phòng, chống dịch Covid-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.</p> <h3>Biến động chưa từng có</h3> <p>Theo Thủ tướng, những tháng đầu năm 2020, tình hình quốc tế, trong nước có những biến động lớn, chưa từng có trong nhiều thập kỷ do tác động của đại dịch Covid-19. Kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái; các nước, đối tác lớn của Việt Nam đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.</p> <p>Hầu hết ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề; nhiều hoạt động kinh tế - xã hội (KTXH) ngưng trệ.</p> <p>Tuy nhiên, chúng ta đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc, tập trung thực hiện “mục tiêu kép” - vừa quyết liệt phòng chống dịch, vừa quyết tâm duy trì, phục hồi, phát triển các hoạt động KTXH và bảo đảm đời sống của nhân dân.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Chinh phu xin dieu chinh muc tieu tang truong, chua tang luong tu 1/7 hinh anh 1 ff8acf6e42e1b8bfe1f0.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/05/20/znews-photo-zadn-vn_ff8acf6e42e1b8bfe1f0.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết các tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia, nhiều hãng truyền thông, chuyên gia uy tín đánh giá Việt Nam có mô hình chống dịch hợp lý, hiệu quả, chi phí thấp.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><span>Việt Nam đến nay cơ bản kiểm soát được dịch. Tổng số trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận là 324 ca, trong đó 263 ca đã được chữa khỏi và chưa có trường hợp tử vong. Liên tục trong hơn một tháng qua, chưa có trường hợp nào lây nhiễm trong cộng đồng (các ca nhiễm gần đây đều là người Việt Nam nhập cảnh); trong khi nhiều quốc gia phát triển, có nền y tế hiện đại vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.</span></p> <p>“Đạt được kết quả quan trọng này là do chúng ta đã sớm nhận thức đúng, có đối sách phù hợp, kịp thời, tập trung chỉ đạo liên tục, hành động quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả. Các tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia, nhiều hãng truyền thông, chuyên gia uy tín đánh giá Việt Nam có mô hình chống dịch hợp lý, hiệu quả, chi phí thấp, được nhân dân ủng hộ”, Thủ tướng nhấn mạnh.</p> <blockquote class="quote qright"> <p>Các tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia, nhiều hãng truyền thông, chuyên gia uy tín đánh giá Việt Nam có mô hình chống dịch hợp lý, hiệu quả, chi phí thấp, được nhân dân ủng hộ</p> <p><strong>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc</strong></p> </blockquote> <p>Theo người đứng đầu Chính phủ, những thắng lợi đầy ý nghĩa trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 là kết tinh của tinh thần yêu nước, niềm tin và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.</p> <p>Trong thời gian tới, Chính phủ nhận định đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, tiếp tục lây lan với tốc độ cao. “Dù đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh, chúng ta không được chủ quan, lơ là, phải luôn đề cao cảnh giác, kiên quyết không để dịch bệnh quay trở lại”, Thủ tướng lưu ý.</p> <p>Ông đề nghị các cấp, ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ các nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài, tiếp tục thực hiện cách ly tất cả những người nhập cảnh. Cùng với đó, đẩy nhanh việc nghiên cứu, phát triển vaccine phòng dịch, các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị.</p> <p>Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị xây dựng Chiến lược phòng chống dịch bệnh, bảo đảm hiệu quả y tế và bền vững về kinh tế, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển KTXH, vừa phòng chống dịch.</p> <h3>Đề xuất hàng loạt chính sách đặc thù trong tình hình mới</h3> <p>Đề cập đến việc phục hồi và phát triển KTXH trong trạng thái bình thường mới, Thủ tướng đưa ra nhận định “dập dịch đã khó, nhưng dập dịch mà vẫn duy trì, phát triển nền kinh tế còn khó hơn nhiều”.</p> <p>Theo ông, việc khống chế, đẩy lùi dịch bệnh và nhanh chóng thiết lập trạng thái bình thường mới không chỉ tạo niềm tin rất lớn trong nhân dân, khơi dậy được sức mạnh từ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; mà còn cho chúng ta vị thế chủ động trước vận hội mới, thời cơ mới khi cấu trúc kinh tế thế giới, phương thức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thay đổi sau đại dịch.</p> <blockquote class="quote qright"> <p>Dập dịch đã khó, nhưng dập dịch mà vẫn duy trì, phát triển nền kinh tế còn khó hơn nhiều</p> <p><strong>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc</strong></p> </blockquote> <p>Thủ tướng nhấn mạnh tận dụng lợi thế sớm kiểm soát được dịch bệnh, uy tín và vị thế quốc tế được nâng lên, Việt Nam cần vượt lên nhanh, rút ngắn khoảng cách phát triển với khu vực, thế giới, nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2045.</p> <p>Trong bối cảnh mới đầy khó khăn, thách thức, Thủ tướng nhắc nhở phải cùng nhau đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm, nâng cao năng lực, tận dụng thời cơ, chuyển hướng và tổ chức lại các hoạt động kinh tế; tìm các mô hình phát triển mới, tận dụng tốt các cơ hội thị trường và xu hướng chuyển dịch đầu tư, sản xuất trong khu vực, toàn cầu. Đồng thời, phát huy mạnh mẽ vai trò của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế, chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị mà các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại.</p> <p>Theo ông, phải từng bước hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính hệ thống và năng lực cốt lõi, có sức đề kháng mạnh mẽ, chống chịu hiệu quả trước các cú sốc từ bên ngoài.</p> <p>Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ cùng các cấp, các ngành, các địa phương sẽ nỗ lực hết sức mình, tận dụng tốt các cơ hội thuận lợi, chủ động giải quyết hiệu quả hơn những khó khăn, vướng mắc.</p> <p>Đặc biệt, Chính phủ sẽ xây dựng và trình Quốc hội phê duyệt các cơ chế, chính sách đặc thù, các giải pháp, đối sách mạnh, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu thực hiện “mục tiêu kép”.</p> <p>Nhận định so với thời điểm cuối năm 2019, tình hình hiện nay có sự thay đổi rất lớn, khó khăn hơn nhiều, Thủ tướng cho rằng mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra 6,8% cho năm 2020 là thách thức lớn và khó đạt được.</p> <p>Trên tinh thần nhìn thẳng vào thực trạng, đánh giá kỹ các chỉ tiêu chủ yếu, các cân đối lớn và ước khả năng thực hiện, Chính phủ xin đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2020, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP và một số chỉ tiêu vĩ mô khác như thu NSNN, bội chi NSNN, nợ công.</p> <p>Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị.</p> <p>Cùng với việc thực hiện nhanh, hiệu quả, kịp thời các cơ chế, chính sách đã được ban hành, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tình hình mới.</p> <p>Trước hết, cho phép Chính phủ chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong phạm vi dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020. Đồng thời, thực hiện các giải pháp đặc thù để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển trong bối cảnh khó khăn.</p> <p>Thứ hai, cho chuyển đổi phương thức đầu tư các dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ từ phương thức đối tác công tư sang đầu tư từ nguồn vốn NSNN, bảo đảm công khai, minh bạch, có cơ chế giám sát, quản lý hiệu quả (do việc huy động nguồn vốn tín dụng cho các dự án đối tác công tư rất khó khăn).</p> <p>Thứ ba, miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế, nộp ngân sách của các lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19, trong đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.</p> <p>Thứ tư, đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc trước mắt chưa tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020 để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách.</p> <p>Thứ năm, đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc việc kéo dài thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017 - 2020 sang năm 2021; trong năm 2021 ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho giai đoạn 2022 - 2025 cho phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn.</p> <p>Đồng thời, Chính phủ tiếp tục xây dựng và đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy hồi phục và phát triển kinh tế, xem xét đưa ra gói kích thích kinh tế mới trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn kéo dài trên phạm vi toàn cầu; kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.</p> <h3>Vẫn có “điểm sáng” về kinh tế</h3> <p>Về kết quả bổ sung KTXH đạt được trong năm 2019, Thủ tướng cho biết toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt; nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn số đã báo cáo Quốc hội. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,02% (đã báo cáo trên 6,8%), thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.</p> <p>Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) vượt 9,9% dự toán; nợ công ở mức 54,7% GDP (đã báo cáo 56,1%).</p> <p>Bước sang năm 2020, Thủ tướng dẫn đánh giá của Liên Hợp Quốc cho biết đại dịch Covid-19 gây ra khủng hoảng KTXH nghiêm trọng chưa từng có. Đại dịch khiến kinh tế thế giới, vốn chưa phục hồi hoàn toàn từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009, tiếp tục rơi vào tình trạng suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong lịch sử.</p> <p>Với Việt Nam, tác động của đại dịch là rất nghiêm trọng do nước ta có nền kinh tế hội nhập sâu rộng, độ mở lớn, tính tự chủ và khả năng chống chịu còn hạn chế. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế do các hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, dịch bệnh còn ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và đời sống nhân dân.</p> <p>Trong khi đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa đá, dịch tả lợn châu Phi… cũng gây thiệt hại lớn ở nhiều vùng, địa phương và tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp.</p> <p>Dù vậy, Thủ tướng nhấn mạnh chúng ta vẫn có những điểm sáng trong phát triển kinh tế, nhất là duy trì được nền tảng vĩ mô ổn định và các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển KTXH sau dịch. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 giảm 1,21% so với tháng 12 năm 2019. Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt.</p> <p>Đồng thời, triển khai kịp thời chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.</p> <p>Các cấp, các ngành đã quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; vốn đầu tư thực hiện từ NSNN tăng 12,9% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I tăng 2,2%; trong đó vốn đầu tư ngoài nhà nước tăng 4,2%.</p> <p>“Dù giảm khá mạnh so với cùng kỳ, nhưng tăng trưởng GDP quý I vẫn đạt 3,82%, thuộc nhóm cao trong khu vực và trên thế giới. Trong khó khăn, nhiều địa phương vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao. Chúng ta vẫn duy trì sản xuất kinh doanh, không để rơi vào suy thoái; trong khi hầu hết các nước, đối tác lớn đều tăng trưởng âm”, Thủ tướng nhấn mạnh.</p> <p>Nhắc đến những khó khăn, thách thức, Thủ tướng cho rằng việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh đã khiến ngưng trệ nhiều hoạt động văn hóa, xã hội trong thời gian khá dài. Hơn 22 triệu học sinh, sinh viên không thể đến trường; các hoạt động văn hóa, lễ hội, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao bị hoãn, hủy.</p> <p>Bên cạnh đó, còn xảy ra tham nhũng, vi phạm pháp luật trong mua sắm thiết bị y tế; Khiếu kiện về đất đai tuy đã giảm nhưng vẫn còn bức xúc ở một số địa phương. Tình hình an ninh, trật tự, tội phạm hình sự nghiêm trọng diễn biến phức tạp trên một số địa bàn…</p> <h3>“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”</h3> <p>Nhiệm vụ quan trọng khác trong thời gian tới được Thủ tướng đề cập là quyết tâm xây dựng hệ thống hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, phục vụ người dân, doanh nghiệp; kiên quyết phòng chống tham nhũng, lãng phí.</p> <p>“Phải kiên quyết chống sự bảo thủ, trì trệ; tư duy cục bộ, lợi ích nhóm; sự tha hoá quyền lực, tham nhũng, lãng phí, xuống cấp về đạo đức và trách nhiệm xã hội. Kiên quyết chống tư tưởng trì trệ, thái độ vô cảm, vô trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức đối với người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng quán triệt.</p> <p>Cùng với đó, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.</p> <p>“Đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới với những khó khăn, thách thức và nhiều vận hội, thời cơ đan xen. Chính trong thời điểm 'lửa thử vàng, gian nan thử sức' này, chúng ta hãy siết chặt tay nhau với quyết tâm cao, hướng về phía trước, vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020, thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, Thủ tướng kết thúc phần báo cáo trước Quốc hội.</p> <div> <p><strong>Kỳ họp đặc biệt</strong></p> <p>Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 9, Chủ tịch Quốc hội <span>Nguyễn Thị Kim Ngân</span> cho biết bước vào năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và nhanh chóng trở thành đại dịch, tác động tiêu cực đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của toàn cầu và Việt Nam. Dịch bệnh đã làm hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, giao thương, đầu tư bị gián đoạn; các hoạt động xã hội, nhất là y tế, giáo dục - đào tạo, du lịch, văn hóa… và đời sống của nhân dân cũng bị ảnh hưởng.</p> <p>Cùng với đó, nước ta còn chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai diễn ra cực đoan, bất thường gây thiệt hại lớn ở nhiều khu vực trong cả nước, như tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, giông lốc, mưa đá…</p> <p>Song đến nay, bước đầu chúng ta đã cơ bản kiểm soát được bệnh dịch, ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, bảo đảm sự an toàn về tính mạng và sức khỏe của người dân. Các giải pháp ứng phó của Việt Nam được các quốc gia, tổ chức quốc tế đánh giá cao và ghi nhận là điểm sáng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.</p> <p>“Giữa bối cảnh đại dịch và kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, nhiều nước tăng trưởng âm, tốc độ tăng trưởng GDP quý I của nước ta vẫn đạt khoảng 3,82%; an sinh xã hội, đời sống của người dân vẫn được bảo đảm; an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững”, Chủ tịch Quốc hội nói.</p> <p>Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, góp phần vào thành công của kỳ họp này.</p> <p>“Kỳ họp thứ 9 sẽ là một kỳ họp đặc biệt, ghi dấu của sự đổi mới, tinh thần đoàn kết, quyết tâm, tạo động lực để đất nước và Nhân dân ta vượt qua khó khăn, để tiếp tục tiến bước”, bà Ngân nói.</p> </div> <section class="section article-news-coverage" id="article-news-coverage"> <header class="section-title"> <h3> </h3> </header> </section> </div> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Chính phủ xin điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, chưa tăng lương từ 1/7
Với những tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, thông qua một số chính sách đặc thù trong tình hình mới.
Theo zingnews.vn
Phát động phản công quy mô lớn, quân Ukraine nhận về tổn thất nặng nề
Thanh tra Chính phủ: 147 người bị kỷ luật do vi phạm kiểm soát tài sản
Đổi mới hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Tin bão số 10 mới nhất: Đang trên vùng biển phía Tây Nam giữa Biển Đông
Ukraine lập phòng tuyến cuối cùng ở Pokrovsk, quân Nga tấn công tổng lực
Lũ đoàn Ukraine buông súng đầu hàng, lính tháo chạy hơn nửa
Mới đây, tờ Kyiv Post đã đăng tải một tin tức gây chấn động: Một lữ đoàn Ukraine được Pháp huấn luyện đã đã đầu hàng và bỏ chạy với tốc độ kỷ lục trước khi đặt chân lên chiến tuyến.
Giao tranh ở mặt trận Pokrovsk, 5 lữ đoàn Ukraine phản công trong vô vọng
Trong những ngày qua, quân đội Ukraine (AFU) phải tung nhiều đơn vị mạnh tiếp viện cho thành phố Pokrovsk, ở phía tây tỉnh Donetsk, tuy nhiên 5 lữ đoàn Ukraine gặp phải hỏa lực dữ dội của quân Nga, khiến họ thiệt hại nặng.
Phát hiện thi thể người đàn ông trong ngõ nhỏ, nghi do rơi tầng cao
Sáng 24/12, người dân tá hỏa phát hiện thi thể nam giới nằm dưới nền đường ngõ 30 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nghi ngờ nạn nhân rơi từ tòa nhà cao tầng gần đó.
Hà Nội: CSGT dùng xe đặc chủng cứu bé 3 tuổi ngất trên xe khách
Thấy một bé trai đã ngất, có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng. Tổ trưởng đã báo ban chỉ huy đội và dùng ô tô đặc chủng để chở cháu bé và gia đình đến Bệnh viện Nhi Trung ương để cấp cứu.
Lỗ hổng nào khiến yếu nhân Nga liên tục bị ám sát?
Trong cuộc chiến tình báo, mục tiêu cuối cùng của hầu hết các cuộc chiến tranh là chiến thắng. Ngành tình báo của Nga xuất hiện những lỗ hổng khiến tướng tư lệnh Binh chủng Hóa học và nhà khoa học hàng đầu Nga bị sát hại.
Nga cắt đường H15, quân Ukraine lo sốt vó
Quân đội Nga cắt đứt đường cao tốc H15, từ Kurakhove đi Zaporozhye, khiến hàng nghìn quân Ukraine bị bao vây ở Kurakhove, như cá nằm trong chậu, khó có đường thoát.
Quân Nga “thu lưới” ở Velikaya Novoselka, hàng loạt lính đánh thuê thiệt mạng
Quân Ukraine đang ở trong tình thế nguy cấp khi Nga dần dần bao vây Velikaya Novoselka, một địa điểm quan trọng nối liền 2 khu vực Donbass và Zaporozhye.
Đà Nẵng đến Khánh Hòa có mưa to
Ngày 24/12, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại; Khu vực Đà Nẵng đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông.
Lãng phí là thách thức lớn với sự phát triển bền vững quốc gia
Chủ tịch Phan Xuân Dũng nhấn mạnh, lãng phí không chỉ là một vấn đề kinh tế - xã hội nhức nhối, mà còn là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của quốc gia.
Từ sáng 24/12, thông xe 2 làn trên đèo Khánh Lê
Từ 7h ngày 24/12, cơ quan chức năng sẽ cho phép tất cả các phương tiện lưu thông 2 làn trên toàn bộ khu vực đèo Khánh Lê nối 2 tỉnh Khánh Hoà – Lâm Đồng.
Xe tải ngùn ngụt bốc cháy trên đường Vành đai 3 trên cao
Xe tải đang di chuyển trên đường Vành đai 3 trên cao, hướng Linh Đàm về Mỹ Đình, khi tới cuối đường Nguyễn Xiển bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt.