Chính phủ chỉ đạo xem xét giảm phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước

Nghị quyết 105 của Chính phủ vừa ban hành (ngày 9/9) có nội dung quan trọng về việc xem xét giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước.

Ngày 9/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Trong nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương xem xét, nghiên cứu trình Chính phủ tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2021.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá tác động để xem xét việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo thời gian phù hợp với tình hình dịch Covid-19.

Công nhân lắp cửa kính lên xe bán tải Ford Ranger tại nhà máy ở Hải Dương.

Việc đề xuất tái áp dụng chính sách miễn 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước từng được các doanh nghiệp lắp ráp ô tô như Hyundai Thành Công đề xuất lên Chính phủ từ tháng 6 năm nay, thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở một số tỉnh phía Nam.

Các địa phương, nơi đặt các nhà máy lắp ráp ô tô quy mô lớn như Ninh Bình, Hải Dương cũng có văn bản kiến nghị Chính phủ hỗ trợ công nghiệp ô tô bằng chính sách thuế ưu đãi, giảm lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước.

Trong tháng 6 và tháng 8, hai lần các Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và Lê Minh Khái cũng yêu cầu Bộ Tài chính xem xét chính sách thuế ưu đãi và lệ phí trước bạ, nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô.

Trước đó, hồi tháng 5/2021, Hiệp hội các nhà sản xuất lắp ráp ô tô (VAMA) cũng đã kiến nghị một số chính sách hỗ trợ bổ sung cho doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Trong đó, VAMA có kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe đăng ký mới để tháo gỡ khó khăn cho thị trường ô tô. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã bác đề xuất này.

Trên thực tế, quý 3 năm nay sẽ là quãng thời gian “khốc liệt” nhất với các hãng xe tại Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây.

Theo VAMA, trong tháng 7/2021 doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 16.035 xe, bao gồm 10.411 xe du lịch; 5.163 xe thương mại và 461 xe chuyên dụng. Doanh số xe du lịch giảm 34%; xe thương mại giảm 27% và xe chuyên dụng giảm 30% so với tháng trước.

Tháng 8, báo cáo của VAMA cho thấy sự ảm đạm còn tiếp diễn, khi mẫu xe bán chạy nhất thị trường nhiều năm liền là Toyota Vios cũng chỉ tiêu thụ chưa đến 1.000 xe. Dự báo doanh số những dòng xe khác còn “thảm” hơn.

Lượng xe nhập khẩu các tháng 7 và 8 cũng liên tục giảm, thậm chí tháng 8 chứng kiến lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu sụt giảm phân nửa (49%) so với tháng 7, tức chỉ khoảng 7.500 xe nhập về Việt Nam, theo Tổng cục Hải quan.

Trong văn bản trả lời kiến nghị của địa phương và doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng các chính sách trong quá khứ và những chính sách mới ban hành năm 2020 (Nghị định số 41, 57, 109) và Nghị định 52/2021 đã phần nào hỗ trợ ngành ô tô trong giai đoạn khó khăn.

Theo Bộ Tài chính, việc giảm 50% lệ phí trước bạ trong khoảng thời gian nêu trên đã làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 3.700 tỉ đồng.

Theo xe.baogiaothong.vn
Wuling Bingo về Việt Nam có gì cạnh tranh Vinfast VF5?

Wuling Bingo về Việt Nam có gì cạnh tranh Vinfast VF5?

Wuling Bingo của TMT Motors có vẻ đang mang đến sự tích cực về mặt truyền thông với hàng loạt trang bị và công nghệ. Liệu "canh bạc" này có bị đối thủ VinFast VF5 "đánh bại" trong phân khúc SUV hạng A tại Việt Nam?
back to top