Chiêm ngưỡng các loài chim chuối tiêu độc đáo của Việt Nam
Quốc Lê
Trong thế giới chim chóc, họ Chuối tiêu (Pellorneidae) gồm những loài chim có tính đa dạng về hình thái, đặc trưng bởi bộ lông mềm, mịn. Có hàng chục loài chim thuộc họ này đã được ghi nhận ở Việt Nam.
chia sẻ
Lách tách đầu đốm (Alcippe castaneceps) dài 10-12 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Trung Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, độ cao 1.000-3.100 mét. Ảnh: eBird.
Lách tách gáy đen (Alcippe klossi) dài 12-13 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ. Loài chim này sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, độ cao 1.500-2.150 mét.
Lách tách má nâu (Alcippe poioicephala) dài 15-17 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây bắc, Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, bìa rừng, rừng tre nứa, thường di chuyển theo đàn nhỏ ở các tầng giữa và thấp.
Lách tách vành mắt (Alcippe peracensis) dài 14-16 cm, là loài định cư, đặc hữu Đông Dương, tương đối phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng thứ sinh, cây bụi, rừng tre nứa, độ cao 900-2.100 mét.
Lách tách mày đen (Alcippe grotei) dài 15-17 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Trung Bộ và Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng thứ sinh, cây bụi, rừng tre nứa, thường di chuyển theo đàn nhỏ từ các tầng giữa đến tầng thấp.
Lách tách má xám (Alcippe davidi) dài 13-15 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng thứ sinh, cây bụi, rừng tre nứa, độ cao 600-2.700 mét.
Lách tách họng hung (Schoeniparus rufogularis) dài 12-14 cm, là loài định cư không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, thường di chuyển ở tầng dưới rừng.
Lách tách đầu nâu (Schoeniparus dubia) dài 13-16 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc và phần phía Tây Nam của Trung Trung Bộ. Chúng sống ở bìa rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, cây bụi, rừng tre nứa, độ cao 1.000-2.600 mét.
Khướu đá hoa (Napothera crispifrons) dài 18-21 cm, là loài định cư, hiếm đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ. Chúng sống ở rừng trên núi đá vôi, quanh các mỏm đá, thường ghi nhận theo đàn nhỏ.
Khướu đá đuôi ngắn (Napothera brevicaudata) dài 14-15 cm, là loài định cư, phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng trên núi đá vôi, quanh các mỏm đá.
Khướu đá nhỏ (Napothera epilepidota) dài 10-12 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước, trừ Nam Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 280-2.150 mét.
Khướu đuôi dài (Gampsorhynchus torquatus) dài 22-24 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng tre nứa bên trong hoặc liền kề rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, độ cao 500-1.800 mét.
Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui) dài 18-20 cm, là loài định cư, không phổ biến tại Đông Bắc và Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, độ cao 600-2.100 mét.
Khướu đuôi cụt họng trắng (Rimator pasquieri) dài 12-13 cm, là loài định cư, không phổ biến tại Tây Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, độ cao 600-2.100 mét.
Chuối tiêu mỏ to (Malacocincla abbotti) dài 15-17 cm, là loài định cư tương đối phổ biến đến phổ biến tại Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở rừng thường xanh, rừng thứ sinh, bìa rừng, cây bụi.
Chuối tiêu đuôi ngắn (Malacopteron cinereum) dài 14-17 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến trong cả nước, trừ Tây Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, thường ghi nhận theo đàn nhỏ di chuyển trong tầng tán thấp đến trung bình.
Chuối tiêu họng đốm (Pellorneum albiventre) dài 13-15 cm, là loài định cư, không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, tương đối phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh mở, bìa rừng, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, cây bụi, trảng cỏ, độ cao 500-2.150 mét.
Chuối tiêu ngực đốm (Pellorneum ruficeps) dài 16-18 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của chúng là rừng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, cây bụi, thường di chuyển gần mặt đất.
Chuối tiêu đất (Pellorneum tickelli) dài 13-16 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, rừng hỗn giao rụng lá.
Kết quả xét nghiệm khiến các bác sĩ không khỏi bất ngờ, trong mẫu phân của anh Tiểu Chu, có sự hiện diện của một loại ký sinh trùng có hình thù kỳ dị, trông giống như "bóng ma mặt quỷ" đang di động.
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Viettel ra mắt bộ trang bị mang tên "Người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại.
Chiêm tinh học là một trong những hệ thống tri thức cổ xưa, xuất hiện ở nhiều nền văn minh trên thế giới. Sau đây là 10 truyền thống chiêm tinh học nổi bật trong lịch sử nhân loại.
Loài cá vây tay (Coelacanth) không chỉ là một “hóa thạch sống” mà còn là chìa khóa để hiểu về tiến trình tiến hóa và lịch sử sự sống trên Trái Đất. Việc bảo vệ chúng là điều vô cùng quan trọng.
Các Vườn quốc gia này không chỉ phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên của châu Á mà còn thể hiện sự đa dạng sinh học và văn hóa độc đáo của từng quốc gia trong khu vực.
Chiếc đồng hồ của Sinai Kantor - nạn nhân trong vụ chìm tàu Titanic năm 1912 - được bán đấu giá với số tiền 57.500 USD. Câu chuyện về chủ nhân chiếc đồng hồ khiến nhiều người cảm động.
Bảng chữ cái Ugarit được coi là bảng chữ cái cổ nhất trong lịch sử loài người, có nguồn gốc từ nền văn minh Ugarit (ngày nay thuộc Syria). Sau đây là những sự thật thú vị về bảng chữ cái này.
Một lăng mộ cổ vô tình được phát hiện ở Tĩnh An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Khi mở nắp các quan tài, giới khảo cổ sững sờ khi nhìn thấy 46 thi hài nữ khỏa thân.