Chỉ trong tháng 9, đã ghi nhận 125.338 địa chỉ website giả mạo

Chỉ trong tháng 9, đã ghi nhận 125.338 địa chỉ website giả mạo, tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8. Hệ thống giám sát kỹ thuật của NCSC đã ghi nhận có 45.691 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các máy chủ, máy trạm.
Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), các đối tượng sử dụng website giả mạo này để lừa đảo, gây thiệt hại cho người dân trên không gian mạng, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo.
Lua dao tren khong gian mang van tiep tuc dien bien phuc tap
Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong thời gian qua diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa. Nguồn vneconomy.vn
Đáng chú ý, có 31 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng. Do vậy, NCSC đề nghị các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cần chủ động rà quét, phát hiện sớm các website lừa đảo giả mạo tổ chức của mình, cảnh báo sớm đến khách hàng nhằm ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng, bảo vệ thương hiệu của tổ chức.
Trong tháng 9, hệ thống giám sát kỹ thuật của NCSC đã ghi nhận có 45.691 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các máy chủ, máy trạm, hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước.
Qua đó, NCSC đã cảnh báo sớm các lỗ hổng của các hệ thống thông tin trên không gian mạng, đồng thời phân tích, theo dõi và cảnh báo sớm xu hướng về các hoạt động, diễn biến trên không gian mạng Việt Nam.
Hệ thống giám sát, rà quét từ xa cũng đã phát hiện hơn 1.600 lỗ hổng trên 5.000 hệ thống đang mở công khai trên internet. NCSC cũng đã ghi nhận 12 lỗ hổng mới được công bố, có mức độ ảnh hưởng “nghiêm trọng”, “cao”, có thể bị lợi dụng để tấn công, khai thác vào các hệ thống của các cơ quan, tổ chức.
Sự phát triển của công nghệ thông tin kéo theo sự gia tăng của tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây bức xức trong Nhân dân và xã hội.
Nạn nhân tội phạm này thường hướng tới là người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, người ít kiến thức, ít hiểu biết, người không có việc làm ổn định “nhẹ dạ, cả tin”, mong muốn cơ hội tìm kiếm việc làm trên không gian mạng; người không có kinh nghiệm, hiểu biết về sử dụng mạng xã hội, mạng viễn thông.
Các đối tượng bị lừa đảo, chiếm đoạt mất một số tiền lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của nạn nhân và tác động tiêu cực đến xã hội.
>>> Mời độc giả xem thêm video Người phụ nữ suýt mất 700 triệu đồng cho đối tượng xưng công an lừa đảo:
Theo Đời sống
back to top