Chỉ số PMI tháng 3 của Trung Quốc phục hồi mạnh

(khoahocdoisong.vn) - Nhà quản trị Mua hàng (PMI) là một chỉ số dùng để đo lường sức khỏe của ngành sản xuất trong nền kinh tế.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố chỉ số PMI tháng 3/2020 của nước này đạt 52 điểm - tăng trưởng ngoạn mục sau khi xuống thấp kỷ lục 35,7 trong tháng 2. Còn dự báo trước đó của các nhà phân tích (trong khảo sát của Reuters), PMI của Trung Quốc cũng chỉ là 45. Sự hồi phục - được đánh giá là thần tốc - này, khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về tính chính xác của số liệu mà Trung Quốc công bố.

Tờ Caixin của Trung Quốc cho biết nhiều nhà máy tại nước này mở đèn và điều hòa cả ngày trong các văn phòng không người. Hay bật thiết bị, làm giả bảng chấm công, thậm chí hướng dẫn công nhân nhà máy nói dối thanh tra.... vờ hồi phục sản xuất, ngụy tạo mức tiêu thụ điện và các số liệu khác, để đáp ứng các chỉ tiêu sau khi trở lại làm việc. 

Điều này trùng hợp với việc Bắc Kinh kiểm tra tỷ lệ trở lại làm việc bằng theo dõi mức tiêu thụ năng lượng - tờ Caixin cho biết.

Tính minh bạch trong số liệu thống kê của Trung Quốc lâu nay vẫn là điều các định chế phương Tây nghi ngờ. Tuy nhiên, chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 3 tăng vượt bậc không phải là điều quá phi lý.

Julian Evans-Pritchard - chuyên gia phân tích kinh tế Trung Quốc cấp cao của Capital Economics - giải thích: “Điều này (PMI) không có nghĩa mức sản xuất đã trở lại như trước. Nó chỉ cho thấy hoạt động kinh tế của Trung Quốc hồi phục so với tháng 2, nhưng vẫn kém xa so với trước khi dịch bệnh xảy ra”.

PMI không phải là một số tuyệt đối như GDP, mà là chỉ số thể hiện hướng đi của nền kinh tế đang tăng trưởng, hay đang giảm tốc. PMI không tính trực tiếp bằng tổng sản phẩm hay bất kỳ lượng chi tiêu, thu nhập nào khác, mà chỉ dựa trên kết quả khảo sát các nhà quản trị doanh nghiệp. PMI trên 50 được cho là mốc thể hiện nền kinh tế đang mở rộng sản xuất và ngược lại.

Kinh tế Trung Quốc đã gần như đóng băng trong tháng 2/2020, khi Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp mạnh, đánh đổi tăng trưởng kinh tế để kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Chỉ số PMI đương nhiên sẽ tăng sau khi nền kinh tế hoạt động trở lại, và báo hiệu sự mở rộng sản xuất trở lại, là không có gì bất thường.

Tính từ ngày 1 - 15/3, 1.117/1.119 cửa ngõ cao tốc, 549 đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường làng bị phong tỏa trước đây mở trở lại. Và 11.198/12.028 điểm cách ly và kiểm tra sức khỏe trên đường cao tốc được tháo dỡ.

Tỉnh Hồ Bắc, nơi có tâm dịch là TP Vũ Hán, cũng cho phép những doanh nghiệp trong các lĩnh vực thiết yếu như sản xuất thiết bị y tế và nhu yếu phẩm hằng ngày được hoạt động trở lại ngay từ ngày 11/3. Đến ngày 25/3, Chính phủ Trung Quốc cũng đã dỡ lệnh phong tỏa đối với tỉnh Hồ Bắc và ngừng phong tỏa Vũ Hán từ ngày 8/4.

Sự hồi phục của kinh tế Trung Quốc cũng sẽ góp phần giảm căng thẳng về nguyên liệu sản xuất cho nhiều nền kinh tế khác, trong đó có Việt Nam.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top