Chi hơn 14 nghìn tỷ đồng để cải cách tiền lương, tinh giản biên chế

Năm 2020, Quốc hội quyết nghị dành 14.600 tỷ đồng để chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế, đồng thời chi 111.400 tỷ đồng để trả nợ lãi.

<div> <p>S&aacute;ng 14/11, với đa số phiếu t&aacute;n th&agrave;nh, Quốc hội đ&atilde; th&ocirc;ng qua Nghị quyết về ph&acirc;n bổ ng&acirc;n s&aacute;ch Trung ương năm 2020. Theo đ&oacute;, Quốc hội quyết định tổng số thu ng&acirc;n s&aacute;ch trung ương l&agrave; 851.768, 636 tỷ đồng. Tổng số thu ng&acirc;n s&aacute;ch địa phương l&agrave; 660.531,364 tỷ đồng. Tổng số chi ng&acirc;n s&aacute;ch trung ương l&agrave; 1.069.568,636 tỷ đồng.</p> <p>Về chi cải c&aacute;ch tiền lương, tinh giản bi&ecirc;n chế l&agrave; 14.600 tỷ đồng. Quốc hội quyết định năm 2020 chi trả nợ l&atilde;i 115.400 tỷ, chi thường xuy&ecirc;n 479.787, 222 tỷ, chi đầu tư ph&aacute;t triển 220.000 tỷ.</p> <p>Trước đ&oacute;, b&aacute;o c&aacute;o tiếp thu, giải tr&igrave;nh &yacute; kiến ĐBQH về phương &aacute;n ph&acirc;n bổ ng&acirc;n s&aacute;ch trung ương năm 2020 v&agrave; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về ph&acirc;n bổ ng&acirc;n s&aacute;ch trung ương năm 2020, Chủ nhiệm Uỷ ban T&agrave;i ch&iacute;nh &ndash; Ng&acirc;n s&aacute;ch Nguyễn Đức Hải cho hay, trong qu&aacute; tr&igrave;nh thảo luận, c&oacute; &yacute; kiến đề nghị việc ph&acirc;n bổ v&agrave; giao kế hoạch vốn đầu tư c&ocirc;ng rất chậm, giao vốn nhiều đợt, quy tr&igrave;nh, thủ tục phức tạp v&agrave; chưa c&oacute; giải ph&aacute;p khắc phục, dẫn đến giải ng&acirc;n nguồn vốn đầu tư c&ocirc;ng đạt tỷ lệ thấp.</p> <p>Ghi nhận &yacute; kiến n&ecirc;u ra l&agrave; đ&uacute;ng, &ocirc;ng Nguyễn Đức Hải cho hay, tỷ lệ giải ng&acirc;n vốn đầu tư c&ocirc;ng nguồn NSNN vẫn đang l&agrave; vấn đề &ldquo;n&oacute;ng&rdquo; trong thời gian qua, nếu như năm 2015 tỷ lệ giải ng&acirc;n so với c&ugrave;ng kỳ đạt 64,8%, th&igrave; năm 2016 giảm chỉ c&ograve;n 54,5%, năm 2017 giảm c&ograve;n 53,1%, năm 2018 l&agrave; 50,9% v&agrave; đến năm 2019 chỉ đạt 49,1%.</p> <p>V&igrave; thế, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ch&iacute;nh phủ tiếp tục chỉ đạo r&agrave; so&aacute;t quy tr&igrave;nh, thủ tục, tập trung v&agrave;o c&aacute;c điểm nghẽn, c&oacute; nhiều vướng mắc, ảnh hưởng trực tiếp đến thời hạn ph&acirc;n bổ, giao kế hoạch vốn v&agrave; giải ng&acirc;n để đẩy nhanh tiến độ v&agrave; n&acirc;ng cao hơn hiệu quả sử dụng vốn đầu tư c&ocirc;ng. &nbsp;Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư c&ocirc;ng số 39/2019/QH14; c&oacute; chế t&agrave;i xử l&yacute; đủ mạnh đối với c&aacute;c cơ quan, đơn vị, c&aacute; nh&acirc;n g&acirc;y chậm trễ trong việc giao kế hoạch vốn v&agrave; giải ng&acirc;n vốn.</p> <p>C&ugrave;ng với đ&oacute;, cần tăng cường c&ocirc;ng t&aacute;c theo d&otilde;i, đ&aacute;nh gi&aacute;, gi&aacute;m s&aacute;t, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư c&ocirc;ng v&agrave; thực hiện c&aacute;c chương tr&igrave;nh, dự &aacute;n đầu tư cụ thể; kịp thời đề xuất, kiến nghị cấp c&oacute; thẩm quyền điều chỉnh vốn của c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh, dự &aacute;n, giải quyết những kh&oacute; khăn, vướng mắc, bảo đảm cho c&aacute;c dự &aacute;n được triển khai theo đ&uacute;ng tiến độ v&agrave; kế hoạch đ&atilde; đề ra.</p> </div>

Theo www.tienphong.vn
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top