Chế độ ăn giảm tác hại của ô nhiễm môi trường với bệnh hô hấp

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, chế độ ăn cũng có vai trò nhất định trong việc giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường thông qua việc cung cấp các chất chống oxy hóa giúp làm giảm tác hại của stress oxy hóa.

Ô nhiễm được cho là gây ra và làm trầm trọng thêm một số bệnh hô hấp mãn tính. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường lớn nhất thế giới. Gần đây đã có những công bố về vai trò của chế độ ăn và chất chống oxy hóa trong việc giảm thiểu tác động của ô nhiễm. Thay đổi chế độ ăn uống, bao gồm bổ sung vitamin làm giảm tác động của ô nhiễm đối với bệnh hen suyễn và các bệnh hô hấp mạn tính khác.

dinh-duong-giam-tac-hai.jpg
Dinh dưỡng tốt giảm tác hại của ô nhiễm môi trường đến đường hô hấp.

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng carotenoids (tiền chất vitamin A, có trong các loại rau củ quả màu vàng sậm, cam như cà chua, cà rốt, cam quýt, gấc… và các loại rau lá xanh đậm), vitamin D và vitamin E giúp bảo vệ chống lại tác hại ô nhiễm có thể khởi phát đợt cấp hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và khởi phát ung thư phổi.

Vitamin C, curcumin (tinh chất có trong củ nghệ), choline và axit béo omega-3 cũng đóng một vai trò nhất định.

Chế độ ăn Địa Trung Hải với các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như cá, rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt... có thể có lợi ở những bệnh nhân mắc bệnh đường thở và dường như có tác dụng có lợi ở những người hút thuốc. 

TS.BS Trần Quốc Cường (giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top