Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) - Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố Chỉ số công khai ngân sách tỉnh (POPI).
Trưởng Đại diện viện KAS tai Việt Nam - ông Peter Girke cho biết, POBI 2020 gồm hai trụ cột: minh bạch công khai và tham gia của người dân dựa trên 6 tiêu chí đánh giá tính sẵn có, tính kịp thời, tính đầy đủ, tính thuận tiện, tính tin cậy và tính liên tục.
Trong đó có 27 tỉnh công khai đầy đủ thông tin về ngân sách nhà nước (xếp hạng từ 75 - 100 điểm), 29 tỉnh công khai tương đối đầy đủ (xếp hạng từ 50 đến dưới 75 điểm), 5 tỉnh công khai chưa đầy đủ (xếp hạng từ 25 đến dưới 75 điểm) và chỉ có 2 tỉnh ít công khai là Bình Phước, Đăk Lăk (từ 0 đến dưới 25 điểm).
Kết quả khảo sát POPI 2020 cho thấy, sự khác biệt giữa mức độ công khai ngân sách tỉnh của 7 vùng địa lý. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có điểm xếp hạng POBI trung bình cao nhất là 76,98, tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng (73,91), duyên hải Nam Trung bộ (73,63), Đông Nam Bộ (66,80), ĐBSCL (65,45), Bắc Trung Bộ (57,44) và cuối cùng là Tây Nguyên (55,33).
Mức độ đầy đủ của các tài liệu ngân sách đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước. Chỉ số POPI của năm 2020 đạt 69,09/100 điểm, cao hơn năm 2019 (đạt 65,5 điểm).
Tuy nhiên, nhìn chung các tỉnh vẫn ít tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình công khai, minh bạch ngân sách. Số điểm quy đổi của 63 tỉnh, thành chỉ là 39,25. Đà Nẵng đạt điểm cao nhất với 90 điểm. Thanh Hóa đạt điểm thấp nhất cả nước với 5 điểm.
Ông Vũ Sỹ Cường, Đại diện nhóm nghiên cứu POBI cũng khuyến nghị: “Các tỉnh cần chủ động hơn trong việc tiếp nhận và phản hồi các câu hỏi, thắc mắc của người dân. Quy định, quy chế về cung cấp thông tin cũng cần được công bố công khai và tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm các quy định này” .
Các địa phương cần chủ động công khai ngân sách đúng quy định và tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình công khai ngân sách.