<p>Các hormon tuyến giáp có nhiều tác dụng khác nhau lên các cơ quan như tim, não, cơ và một số cơ quan khác để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể. Khi tuyến giáp to ra gọi là bướu cổ, đó có thể do u, viêm hoặc bệnh tự miễn như Basedow. Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, tuyến giáp cũng có thể bị ung thư.</p> <h2><strong>Ung thư tuyến giáp có phổ biến hay không?</strong></h2> <p>Ung thư tuyến giáp là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất. Theo Hiệp hội Quốc tế chống ung thư, ung thư tuyến giáp chiếm 0,5 - 1% trong tổng số người bệnh ung thư được điều trị, tỷ lệ 1% khi giải phẫu tử thi đồng loạt. Tỷ lệ ung thư tuyến giáp gia tăng tại các vùng bướu cổ địa phương. Tại Việt Nam, tỷ lệ ung thư giáp chiếm 2% tổng số trường hợp ung thư tại Hà Nội và tần suất khoảng 3 trường hợp/ triệu dân/năm.</p> <p><img alt="Tuyến giáp bình thường và ung thư tuyến giáp." src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/28/lam_th_nao__phat_hin_ung_th_tuyn_giap_resize.jpg" title="Tuyến giáp bình thường và ung thư tuyến giáp." /></p> <p><em>Tuyến giáp bình thường và ung thư tuyến giáp.</em></p> <h2><strong>Triệu chứng của ung thư tuyến giáp</strong></h2> <p>Ung thư tuyến giáp trong giai đoạn sớm thường không gây ra triệu chứng hoặc dấu hiệu nào đặc biệt, xét nghiệm hormon tuyến giáp vẫn trong giới hạn bình thường. U tuyến giáp thường được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi siêu âm hoặc chụp CT vùng cổ do các bệnh lý khác. Đôi khi, bệnh nhân tự phát hiện u tuyến giáp khi soi gương, đeo dây chuyền hoặc cài khuy cổ áo. Do đó, để phát hiện sớm, cần siêu âm tuyến giáp để đánh giá có u hay không.</p> <p>Giai đoạn muộn hơn, khi nhân tuyến giáp phát triển đủ lớn có thể gây ra các triệu chứng như: thấy khối ở vùng cổ, đau vùng cổ, chèn ép khí quản gây khó thở, chèn ép thực quản gây khó nuốt, nuốt vướng; ít gặp hơn là chèn ép vào thanh quản gây nói khàn, thay đổi giọng nói.</p> <p><img alt="Người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa khi thấy có các biểu hiện bất thường vùng cổ." src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/28/lamthenao.jpg" title="Người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa khi thấy có các biểu hiện bất thường vùng cổ." /></p> <p><em>Người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa khi thấy có các biểu hiện bất thường vùng cổ.</em></p> <h2><strong>Ung thư tuyến giáp có thể phát hiện bằng cách nào?</strong></h2> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa khi có các biểu hiện như:</p> <p>Người bệnh tự sờ thấy hoặc nhìn thấy có khối bất thường tại vùng cổ hoặc cảm giác khó chịu như: nuốt vướng, khó thở, nói khàn.</p> <p>Người bệnh có tiếp xúc với phóng xạ đặc biệt ở thời niên thiếu hoặc điều trị xạ trị các bệnh lý vùng đầu cổ hoặc có các bệnh lý tuyến giáp lành tính như: bướu cổ đơn thuần, viêm tuyến giáp cấp hoặc mạn.</p> <p>Ung thư tuyến giáp thường gặp ở nữ hơn nam giới, lứa tuổi thường gặp là từ 40 - 60 tuổi, vì vậy, người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là siêu âm vùng cổ và tuyến giáp để phát hiện sớm các tổn thương tại tuyến giáp.</p> <p>Siêu âm tuyến giáp: là xét nghiệm đơn giản, không gây tai biến có thể phát hiện sớm các tổn thương của tuyến giáp đặc biệt ung thư tuyến giáp.</p> <p>Ung thư tuyến giáp thường bắt đầu với sự xuất hiện của các “ hạt” trong tuyến giáp thường gọi là “nhân giáp”. Các “nhân giáp” này có thể được chính người bệnh sờ thấy hoặc nhìn thấy thường hay đa phần phát hiện tình cờ khi siêu âm vùng tuyến giáp. Các nhân giáp có kích thước rất khác nhau có thể từ vài milimet chỉ phát hiện được trên siêu âm đến vài centimet có thể phát hiện dễ dàng khi nhìn hoặc sờ vùng cổ.</p> <p>Khi người bệnh có “nhân giáp”, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và dựa vào siêu âm hình thái tuyến giáp để đánh giá nhân giáp về: số lượng, kích thước, tính chất cùng với khảo sát có hạch cổ đi kèm hay không. Sau đó, bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm FT4 và TSH đánh giá chức năng tuyến giáp. Cuối cùng, người bệnh cần làm xét nghiệm “chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm” để khẳng định chẩn đoán có ung thư tuyến giáp hay không.</p> <h2><strong>Kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm</strong></h2> <p>Cách thực hiện: dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ dùng một kim nhỏ hút các tế bào từ khối u ra, trải lên lam kính quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá đặc điểm của tế bào u. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ được chỉ định cho tất cả các nhân giáp có đặc điểm nghi ngờ như: kích thước lớn trên 0,5cm, dạng đặc, có vôi hóa, bờ không đều... Khả năng chẩn đoán của chọc hút tế bào bằng kim nhỏ rất cao, lên đến 95% nếu lấy đủ mẫu bệnh phẩm và bác sĩ giải phẫu bệnh có kinh nghiệm. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ là xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và khả năng chẩn đoán cao nên ngày càng được áp dụng nhiều hơn trong việc chẩn đoán sớm ung thư tuyến giáp.</p> <p>Như vậy, khi kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ là ung thư hay nghi ngờ ung thư, người bệnh sẽ được bác sĩ đánh giá về tình trạng bệnh nhân và lên kế hoạch điều trị ung thư tuyến giáp.</p> <div> <div> <div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Cách phát hiện sớm ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm ở vùng cổ trước, có nhiệm vụ sản xuất ra hormon.
Bé 6 tháng tuổi mắc não mô cầu, dấu hiệu nào cảnh báo bệnh ở trẻ?
Bé trai khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, nôn trớ, phát ban dạng chấm li ti toàn thân. Trẻ nhập Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng thóp phồng, xét nghiệm PCR đa mồi dịch não tủy cho kết quả dương tính với não mô cầu.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.
Lọc máu liên tục, cứu bệnh nhân viêm tụy cấp do máu trắng như mỡ
Viêm tụy cấp do tăng mỡ máu thường nặng hơn và đe dọa tính mạng bệnh nhân hơn so với các nguyên nhân khác. Lọc máu liên tục là phương pháp mới hạn chế được nhược điểm của phương pháp thay huyết tương.
Cô gái 28 tuổi bất ngờ phát hiện mắc lao phổi, chuyên gia cảnh báo gì?
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Giải phóng hơn 100 con giun trong ruột bé trai 2 tuổi
Trẻ khi bị giun đũa ký sinh sẽ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đang dọn vườn, người đàn ông bị cành cây đâm xuyên góc hàm vào tận cổ
Trong lúc dọn vườn, người đàn ông 65 tuổi bị trượt chân ngã vào gốc cây cảnh và 1 cành cây đâm vào vùng góc hàm vào tận cổ với kích thước dài khoảng 5 cm.
Đi ngoài liên tục, sút cân… đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng rất nguy hiểm, nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng thứ 4 trong danh sách nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư phổi, dạ dày và gan.