Cách dùng hoa hướng dương chữa viêm đường tiết niệu

Hoa hướng dương không chỉ làm cảnh đẹp, ép lấy dầu dùng làm thực phẩm mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh, nhất là các bệnh liên quan đến thận và tiểu tiện
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/hoa-huong-duong2.jpg

Ảnh minh họa.

Theo dược học cổ truyền, hoa hướng dương vị ngọt tính ấm, không độc, có công dụng trừ phong, minh mục (làm sáng mắt) thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: đầu chóng mắt hoa, phù mặt, nặng mặt, đau răng… Hạt hướng dương có tác dụng chữa huyết lỵ, mụn nhọt, tẩy giun kim…

Lá hướng dương dùng để chữa cao huyết áp. Rễ có tác dụng chữa đau ngực sườn, đau do viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tiện không thông thoáng, tổn thương do trật đả…

Đài hoa hướng dương chủ trị đau đầu hoa mắt, đau răng, đau dạ dày, thống kinh, vết thương, viêm loét…Lõi cành cây hướng dương có tác dụng chữa chứng đái ra máu, sỏi đường tiết niệu, đái dưỡng chấp, tiểu tiện không thông…

Vỏ hạt hướng dương chữa chứng ù tai.

Cách dùng hoa hướng dương chữa viêm đường tiết niệu như sau:

Viêm thận: Hoa hướng dương 30g, rơm lúa mạch 30g (có thể thay bằng rơm lúa nếp), sắc uống.

Viêm đường tiết niệu và sỏi tiết niệu: Lõi cành hoa hướng dương 15g sắc uống. Hoặc đài hoa hướng dương 1 cái sắc uống. Hay rễ hoa hướng dương tươi 30g sắc uống.

Phù thũng tiểu tiện không thông: Rễ hướng dương 15g, vỏ bí đao 30g sắc uống hàng ngày.

Đái dưỡng chấp: Lõi cành hoa hướng dương 60cm, rễ rau cần nước 60g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

BS Khánh Hiển

(Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top