Các Bộ trưởng đều chăm "nhận trách nhiệm"

(khoahocdoisong.vn) - Trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân chia sẻ, ông thấy rất phiền hà về việc văn bằng, chứng chỉ. Đáng chú ý, các Bộ trưởng trả lời chất vấn trước Quốc hội lần này đều rất chăm chỉ “nhận trách nhiệm” về những điểm chưa đạt của ngành mình quản lý.

"Tôi thấy rất phiền hà về việc văn bằng chứng chỉ, không phải riêng về thi nâng ngạch hoặc xét thăng hạng viên chức mà quy trình bổ nhiệm của mình phải có bằng cấp, tiêu chuẩn, điều kiện, tôi thấy nhiều quá” Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết “…vấn đề này không phải Bộ Nội vụ tự đặt".

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cam kết với Quốc hội năm 2020, sau khi Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, Bộ sẽ sửa ngay và  thực hiện các quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch công chức theo đúng quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ, thủ tục nào nữa.

Theo Bộ trưởng, một quy định về thi xét tuyển, xét nâng ngạch công chức, viên chức đã ban hành từ năm 1993, hơn 20 năm rồi chưa sửa, thủ tục hành chính quá rườm rà. Tới đây sẽ loại bỏ các thủ tục hành chính, đi vào thực chất, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ tới đây cũng sẽ đi vào thực chất, sẽ không phải là các quy định cứng nhắc, mà tin học và ngoại ngữ là phù hợp với vị trí việc làm".

Cụ thể, từ cấp vụ trở lên phải đạt được trình độ ngoại ngữ đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm việc quốc tế. "Anh đi hội thảo quốc tế nhiều, anh tổ chức các hội nghị, anh nghe nói tiếng Anh mà bắt dẫn theo phiên dịch? Vì thế, chúng ta quy định những tiêu chuẩn như thế cho từng chức danh cụ thể" - Bộ trưởng Tân nói.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.

Bộ trưởng Công thương: Có sự tiếp tay của lực lượng chức năng trong nạn hàng giả, hàng nhái

Trước đó, trả lời chất vấn về tình hình hàng giả hàng nhái, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công thương thừa nhận, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém phẩm chất, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đã không còn là cá biệt trên địa bàn cả nước.

Để xảy ra tình trạng này, theo ông Tuấn Anh, có trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường và trước tiên là lực lượng chủ công trong lực lượng của Ban chỉ đạo 389. Ngoài ra, còn là trách nhiệm của tất cả các lực lượng chức năng của cả hệ thống chính trị.

“Rất nhiều lần chúng ta cũng thấy là không chỉ có hàng thuốc giả, hàng mỹ phẩm giả, mà đơn giản là quần áo, rồi các đồ trang sức và những đồ tiêu dùng khác, hàng giả được bày bán công khai với sự tiếp tay của rất nhiều lực lượng chức năng tại địa phương” - Bộ trưởng Công thương nói về sự “tiếp tay của rất nhiều lực lượng chức năng tại địa phương” như vậy. Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cũng nhận xét thêm “Thậm chí kể cả những thói quen tập quán trong tiêu dùng của chúng ta cũng đã tạo điều kiện tiếp tay cho những gian lận thương mại” - ông Tuấn Anh nói.

Từ đây, Bộ trưởng Công thương nhận trách nhiệm của mình. “Tại diễn đàn Quốc hội này, tôi cũng nhìn nhận trách nhiệm của mình trong thời gian vừa qua là chưa quán xuyến và chưa đảm bảo hết được những yêu cầu trong đấu tranh những mặt hàng gian lận và hàng giả, hàng kém phẩm chất này” – ông Tuấn Anh nói.

Đáng chú ý, đại biểu Quốc hội chất vấn về vấn đề hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất mà bộ trưởng chưa trả lời được là lỗ hỏng rất lớn về pháp luật, hàng rào kỹ thuật chưa đủ mạnh để kiểm soát tình hình, đặc biệt là công khai quy định thế nào là hàng Việt Nam.

Trả lời chất vấn này. Bộ trưởng Công thương xác nhận “trong một thời gian dài đã bước đầu có những hành vi gian lận thương mại và xuất xứ, lừa dối người tiêu dùng, điển hình như Khải Silk, Asanzo”. Cụ thể là có hiện tượng mua sản phẩm hàng hóa nước ngoài rồi đánh tráo, dán mác Việt Nam để tiêu thụ trong nước.

Theo Bộ trưởng Công Thương, tới đây Bộ sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành có liên quan, trong đó Bộ Tư pháp để rà soát lại vấn đề pháp lý, đảm bảo văn bản pháp quy được ban hành.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Lúa gạo là ngành hàng rủi ro, hiệu quả kinh tế không cao

Trả lời chất vấn về việc phát triển thương hiệu gạo Việt Nam, giải pháp hỗ trợ cho người trồng lúa, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhận xét, “lúa gạo là một ngành hàng rất rủi ro, hiệu quả kinh tế không cao”.

“Có một nguyên nhân khách quan là thế giới có 7 tỷ người, chỉ có 3,5 tỷ người ăn gạo, nhưng dung lượng hàng hóa của gạo là 36 triệu tấn với khoảng 32 tỷ USD/năm về thương mại.

Như vậy, các cường quốc đều tập trung cạnh tranh ở chuỗi giá trị này. Do đó, điều kiện khách quan tự nhiên là áp lực tạo nên cho hạt gạo hiệu quả thấp, rất bấp bênh”, ông Cường nói.

Ông Cường cho biết, về chủ trương lâu dài, Quốc hội đã có nghị quyết về bảo vệ các diện tích đất lúa, tuy nhiên, sau đó có nghị quyết để nới dần chuyện này. Chính phủ cũng đã chủ động, ngành đã tham mưu xây dựng, chúng ta chủ trương về lâu dài giảm dần diện tích đất lúa.

“Hiện nay chúng ta có khoảng 7,8 triệu hecta canh tác và khoảng 4,1 triệu hecta diện tích, chủ trương tới đây chúng ta sẽ có những đề xuất với Quốc hội cho giảm hẳn nửa triệu hecta đất. Nếu như giảm nửa triệu hecta bằng 1 triệu hecta canh tác chúng ta chủ động giảm đi 5-6 triệu tấn thóc và vào khoảng 3-4 triệu tấn gạo, trên cơ sở đó chúng ta vẫn đảm bảo được an ninh lương thực, kể cả tính toán cho 20 năm nữa với diện tích này chúng ta vẫn đảm bảo được. Tuy nhiên, sẽ nhường cho dư địa để phát triển cây trồng khác, sản xuất khác hiệu quả hơn, đó là về lâu dài”.

Giải pháp trước mắt, theo ông Cường, chúng ta sẽ tập trung tái cơ cấu theo hướng: Một là ưu tiên những nhóm giống để phù hợp với phân khúc thị trường. Thứ hai, chuỗi giá trị của ngành lúa gạo cao lên.

“Trực tiếp người đứng đầu Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu lúa gạo không còn chỉ là gạo bán mà gạo cũng phải trở thành một thực phẩm dược phẩm. Hiện nay ví dụ dầu cám gạo có giá trị cao hơn cả sản lượng gạo tự nhiên, chúng ta phải tập trung với hướng này, các doanh nghiệp đang cùng với bà con nông dân cùng với các vùng miền, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung đi hướng này. Vừa qua rất mừng là Quảng trị đã có mô hình 600 hecta lúa gạo hữu cơ trong đó có chiết xuất một phần hướng ra sản phẩm tinh túy nhất này để đảm bảo cho chuỗi giá trị hạt gạo lớn hớn” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Theo Đời sống
Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Sản phẩm Bath Gel - MM Professional (chai 35ml, số lô 19/10/2023; ngày sản xuất 19/10/2023) của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Mỹ Nguyên (Công ty Mỹ Nguyên) bị Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc.
back to top