Bộ Y tế họp cân nhắc dùng mũi 2 khác loại với người đã tiêm Moderna

Sau cuộc họp này, Hội đồng sẽ trình lãnh đạo Bộ Y tế để xem xét các nội dung liên quan.

Sáng 8/9, các cục/vụ chức năng liên quan và Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế họp xem xét việc tiêm trộn mũi 2 vaccine khác loại cho người tiêm mũi một vaccine Moderna.

Một số địa phương như Hà Nội và TP.HCM hiện có tình trạng hết vaccine Moderna để tiêm mũi hai cho người dân.

Những ngày gần đây, một số điểm tại TP.HCM đã tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer cho người tiêm Moderna ở mũi đầu. Lý do là họ đã đến lịch tiêm mũi 2 nhưng vaccine Moderna không còn.

Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 5 triệu liều vaccine Moderna do Mỹ tài trợ thông qua cơ chế COVAX. Số vaccine này về Việt Nam từ tháng 7.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở được phân bổ loại vaccine này chỉ sử dụng một nửa để tiêm mũi 1. Số còn lại cho mũi 2.

Tuy nhiên, tại TP.HCM, một số cơ sở tiêm chủng hết vaccine Moderna cho mũi 2 nên đã thay thế mũi 2 bằng vaccine khác trước khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết vaccine này đang hạn chế và khi tiêm vaccine thay thế, ngành y tế sẽ chọn loại vaccine phù hợp nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất cho người dân.

Hiện nay, trong tất cả các hướng dẫn, Việt Nam sử dụng những loại vaccine tương đồng để sử dụng tiêm cho người dân. Trong tình hình thiếu vaccine, một số nước đã tiêm trộn vaccine. Việc sử dụng các vaccine cùng loại hoặc trộn giữa các loại có hiệu quả tốt, chưa ghi nhận tai biến nào xảy ra.

Trước đó, ngày 3/8, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc tiêm vaccine Covid-19. Theo đó, những người đã tiêm mũi 1 vaccine của Sinopharm, Pfizer, Moderna thì mũi thứ 2 chỉ tiêm cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Trong trường hợp nguồn vaccine hạn chế, chúng ta có thể tiêm phối hợp song chỉ tiêm mũi 2 vaccine của Pfizer cho người đã tiêm mũi một vaccine của AstraZeneca sản xuất. Điều kiện là người được tiêm chủng đồng ý, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm 8-12 tuần.

Bộ Y tế lưu ý không sử dụng vaccine của Moderna hoặc các loại khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm AstraZeneca.

Tại Việt Nam, cho đến nay, Bộ Y tế mới cho phép tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer cho người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca.

Dịch Covid-19

Khu vuc co nhieu ca nhiem nCoV o Ha Noi, TP.HCM hinh anh

Khu vực có nhiều ca nhiễm nCoV ở Hà Nội, TP.HCM

0

Từ ngày 27/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận 546.683 người mắc Covid-19. TP.HCM vẫn là nơi có số ca nhiễm cao nhất cả nước.

Hon 1,4 trieu nguoi o TP.HCM da duoc tiem vaccine Sinopharm hinh anh

Hơn 1,4 triệu người ở TP.HCM đã được tiêm vaccine Sinopharm

0

Theo báo cáo của TP.HCM, tất cả người được tiêm đều an toàn, sức khỏe ổn định.

De xuat ve viec dung F0 khoi benh tham gia chong dich tai TP.HCM hinh anh

Đề xuất về việc dùng F0 khỏi bệnh tham gia chống dịch tại TP.HCM

0

TP.HCM cần test nhanh và hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, quy chế làm việc cho F0 khỏi Covid-19 trước khi họ tham gia chăm sóc người bệnh.

14.193 nguoi mac Covid-19 trong ngay 7/9, TP.HCM hon 7.000 ca hinh anh

14.193 người mắc Covid-19 trong ngày 7/9, TP.HCM hơn 7.000 ca

0

Các ca mắc cao được ghi nhận ở TP.HCM (7.310), Bình Dương (3.966), Đồng Nai (945).

Ai duoc uu tien tiem vaccine Covid-19 o Ha Noi? hinh anh

Ai được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 ở Hà Nội?

0

Sở Y tế Hà Nội đã bổ sung thêm 3 nhóm được ưu tiên tiêm chủng vaccine Covid-19 trong công văn mới nhất.

Theo zingnews.vn
Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm Đại tá Lê Anh Hưng - Trưởng phòng, Phòng Điều tra các tội phạm khác, Cục An ninh điều tra (Bộ Công an), đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top