Bộ Y tế chỉ định Vingroup thầu đặc biệt mua test xét nghiệm SARS-CoV-2

Bộ Y tế có công văn gửi Phó Thủ tướng Chính phủ về việc xin ý kiến lựa chọn Vingroup là nhà thầu trong trường hợp đặc biệt mua sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2.

Theo Bộ Y tế, nhu cầu về sinh phẩm xét nghiệm, từ nay đến cuối năm 2021 trên toàn quốc dự kiến là 25,7 triệu test Realtime RT-PCR, và 105,9 triệu test nhanh kháng nguyên.

xet-nghiem-1.jpg
Nhu cầu về sinh phẩm xét nghiệm, từ nay đến cuối năm 2021 trên toàn quốc, dự kiến là 25,7 triệu test Realtime RT-PCR và 105,9 triệu test nhanh kháng nguyên. (Ảnh minh họa)

Để bảo đảm điều kiện cho thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xét nghiệm, ngày 1/9/2021, Bộ Y tế đã có công văn số 7263/BYT-KH-TC gửi Phó Thủ tướng Chính phủ về việc xin ý kiến lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt để mua sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2, theo Điều 26 Luật Đấu thầu.

Vingroup vẫn phải ủy thác nhập khẩu

Tập đoàn Vingroup đã hỗ trợ Bộ Y tế làm việc với các đối tác để tìm kiếm nguồn sinh phẩm xét nghiệm chất lượng tốt với giá thành hợp lý.

Đến nay, theo thông tin tại các văn bản số 459/2021/CV-VGR ngày 23/08/2021 và số 465/2021/CV-VGR ngày 24/08/2021, Vingroup đã đàm phán mua được 10 triệu bộ test Realtime RT-PCR

Trong đó, có 2 triệu test SARS-CoV-2 RT-PCR Multiplex Diagnostic Kit, hãng sản xuất Ha Tech (Úc) với giá khoảng 100.000 đồng/test (đơn giá là 4,25 USD/test chưa bao gồm phí ủy thác nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng và giá bán trong nước là 250 nghìn đồng/test). 

Còn lại là 8 triệu test STANDARDTM M nCoV Real-TimeDetection Kit,  hãng sản xuất là SD Biosensor (Hàn Quốc), do Vingroup mua, có giá khoảng 100.000 đồng/test (đơn giá là 4,25 USD/test chưa bao gồm phí ủy thác nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng), và đơn vị cung ứng cũng chưa công bố giá bán trong nước.

Ngoài ra, Vingroup còn đàm phán mua được 15 triệu bộ test nhanh kháng nguyên (Standard Q Covid-19 Ag Test, hãng sản xuất: SD Biosensor, nước sản xuất: Hàn Quốc) với giá 60.000 đồng/test (đơn giá là 2,5 USD/test chưa bao gồm phí ủy thác nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng), giá bán trong nước là 178.080 đồng/test.

xet-ngiem.jpg
Bộ Y tế đề xuất áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu đối với Tập đoàn Vingroup (Ảnh minh họa)

Tổng chi phí mua sinh phẩm của Tập đoàn Vingroup là khoảng 84,12 triệu USD (tương đương 1.926,348 tỷ đồng). Trong đó, chi phí mua sinh phẩm xét nghiệm là 80.000.000 USD, phí ủy thác nhập khẩu là 120.000 USD, thuế GTGT (5%) là 4 triệu USD.

Phí ủy thác nhập khẩu là do chủ sở hữu sản phẩm SD Biosensor (Hàn Quốc) ủy quyền cho Công ty CP y tế Đức Minh, Ha Tech (Úc) ủy quyền cho Công ty TNHH Đầu tư kỹ thuật VLINK độc quyến nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam. Nên không thể lựa chọn đơn vị nào khác thực hiện việc nhập khẩu các sản phẩm này.

Tuy nhiên, Vingroup đã đàm phán và các đơn vị nhập khẩu nêu trên đồng ý cung cấp dịch vụ ủy thác nhập khẩu với mức phí rất thấp để đóng góp cho công tác phòng chống dịch. Cụ thể là chỉ chiếm 0,15% tổng giá trị các lô hàng (giá thị trường thường phải khoảng 1% giá trị lô hàng).

Áp dụng quy định trường hợp đặc biệt để chỉ định Vingroup là nhà thầu 

Điều đáng nói, việc mua sắm này không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật đấu thầu vì Tập đoàn Vingroup không phải là nhà thầu, không có kinh nghiệm trong bán sinh phẩm xét nghiệm.

Do vậy, Bộ Y tế đề xuất áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu.

Hình thức mua sắm này tương tự như hình thức mà Chính phủ đã áp dụng để mua vắcxin ngừa Covid-19 AstraZenecca của Công ty VNVC, và như mua vắcxin cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Bộ Y tế ký thỏa thuận khung với Tập đoàn Vingroup đối với toàn bộ số lượng và giá trị mua như nêu trên.

TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Kiên Giang ký hợp đồng trực tiếp và thanh toán cho Tập đoàn Vingroup bằng ngân sách địa phương để trả toàn bộ chi phí mua sinh phẩm xét nghiệm cho tập đoàn Vingroup. Trường hợp được ngân sách trung ương bảo đảm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính…

Theo Đời sống
Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm Đại tá Lê Anh Hưng - Trưởng phòng, Phòng Điều tra các tội phạm khác, Cục An ninh điều tra (Bộ Công an), đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top