Bộ Tài chính muốn ôtô trong nước tiếp tục được giảm phí trước bạ lần 2?

Nếu được thông qua, thì đây là lần thứ 2, ô tô lắp giáp và sản xuất trong nước được giảm phí trước bạ trong giai đoạn dịch Covid-19.

Đây là ý kiến của Bộ Tài chính gửi các bộ, ban ngành và địa phương. Bộ đề nghị giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Thời gian thực hiện là 6 tháng, từ ngày 15/11/2021 đến hết 15/5/2022. Tuy nhiên, trường hợp Nghị định được Chính phủ ký ban hành sau ngày 15/11/2021, thì Nghị định sẽ được thực hiện từ 1/12/2021 đến hết 31/5/2022.

Theo Bộ Tài chính, việc giảm phí trước bạ này sẽ có những tác động tích cực như kích cầu tiêu dùng, khuyến khích người dân mua sắm, sở hữu tài sản. Đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nối lại chuỗi cung ứng, tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

Đây được xem là biện pháp hỗ trợ ngắn hạn nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trước mắt, chứ không phải là biện pháp lâu dài để thúc đẩy ngành này.

Bộ Tài chính có đề xuất này là do trước đó Chính phủ có cuộc họp về chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, ngay khi có thông tin này, Hiệp hội Các nhà Nhập khẩu Ôtô chính hãng Việt Nam đã gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội về việc mong muốn có quy định hỗ trợ tương đương dành cho ôtô nhập khẩu.

Các doanh nghiệp ô tô nhập khẩu cho rằng, thời gian qua, không chỉ có các đơn vị ô tô trong nước bị ảnh hưởng, mà đây là ảnh hưởng chung của toàn ngành.

Nếu Chính phủ thực hiện chính sách này là đang thiên vị cho doanh nghiệp trong nước, và không công bằng với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.

Văn bản gửi Thủ tướng có tới 11 hãng ô tô nhập khẩu gồm: Audi, Porsche, Aston Martin, Jeep, Volkswagen, Volvo, Jeep, Jaguar & Land Rover, Ferrari, Subaru, Maserati ký tên.

Năm 2020, Chính phủ cũng ban hành chính sách giảm phí trước bạ cho doanh nghiệp ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước. Chỉ trong 6 tháng cuối năm, số thu lệ phí trước bạ giảm 7.314 tỷ đồng nhưng tổng số thu vào ngân sách tăng tới 14.110 tỷ đồng.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top