Bộ Khoa học và Công nghệ lên tiếng về việc gỡ thông tin WHO chấp thuận kit test của Công ty Việt Á

Bộ Khoa học và Công nghệ thừa nhận đã gỡ bài viết về WHO chấp thuận bộ kit test của Công ty Việt Á do sơ suất.

Ngày 26/4/2020, Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ đăng tải: "Bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận".

Trong đó nêu rõ: "Ngày 24/4, Tổ chức Y tế thế giới đã chấp thuận bộ KIT xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học - Công nghệ giao cho Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất. WHO đã đánh giá bộ kit theo quy trình danh sách khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00".

go-bai-viet.jpg
Thông tin WHO chấp thuận kit test của Công ty Việt Á được đăng tải trên trang web của Bộ Khoa học - Công nghệ.

Tuy nhiên, ngày 20/10/2020, WHO công bố báo cáo công khai về đánh giá sử dụng khẩn cấp của WHO thẩm định bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Á là: Not Accepted - Không được chấp nhận.

Hiện tại, những thông tin liên quan WHO chấp thuận kit test của Công ty Việt Á trên trang web của Bộ Khoa học - Công nghệ đã không còn tồn tại.

go-bai-viet-2.jpg
những thông tin liên quan đến kit test Covid-19 của Công ty CP công nghệ Việt Á đều đã bị gỡ bỏ trên trang web của Bộ KH-CN

Giải thích về việc gỡ bỏ bài viết này, ông Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các khối ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Bộ Khoa học - Công nghệ chưa xem xét kỹ lưỡng thông tin phản hồi của WHO về bộ kit test của Công ty Việt Á.

Thực chất WHO mới chỉ "chấp thuận đưa kit test này vào quy trình đánh giá xem xét sử dụng" không phải "chấp thuận sử dụng". "Đây là sơ suất của Bộ Khoa học và Công nghệ", ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, việc WHO chấp nhận hay không chấp nhận độc lập với quyết định cấp phép sử dụng của Bộ Y tế. Điều đó giải thích cho việc vì sao kit test không được WHO chấp thuận nhưng vẫn được đưa vào sử dụng trong 2 năm chống dịch.

Theo đó, vào ngày 4/3/2020 theo đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế đồng ý cho sinh phẩm chẩn đoán invitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2 do Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất được cấp số đăng ký để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch COVID-19.

Đây là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp quốc gia được Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện. Đề tài được nghiệm thu và thông qua. Do đó, bộ kit test này đủ điều kiện để các cơ sở y tế sử dụng trong nước phục vụ công tác phòng chống dịch.

Theo Đời sống
Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm Đại tá Lê Anh Hưng - Trưởng phòng, Phòng Điều tra các tội phạm khác, Cục An ninh điều tra (Bộ Công an), đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top