Bitexco đề xuất 2 nhà máy điện gió nằm gọn trong quy hoạch dự trữ quặng titan

(khoahocdoisong.vn) - Cả 2 dự án nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.3 và điện gió Tiến Thành 2 tại tỉnh Bình Thuận của Công ty CP Năng lượng Bitexco đề xuất khảo sát lập hồ sơ đầu tư đều nằm gọn trong khu vực quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia quặng titan, chồng lấn trên 2.219ha rừng phòng hộ.

Gỡ vướng 2.219ha đất rừng phòng hộ

Tháng 7/2020, Công ty CP Năng lượng Bitexco đã có văn bản về việc xin đăng ký lập hồ sơ đầu tư dự án điện gió Hoà Thắng 1.3, tỉnh Bình Thuận với diện tích 2.460ha, công suất 20MW tại xã Hoà Thắng, Hồng Thái và thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình. Khu vực này thuộc quy hoạch dự án điện gió Hoà Thắng 1.3 đã được Bộ Công Thương phê duyệt vào quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Sở Công Thương Bình Thuận cho biết, qua rà soát, thì có khoảng 100ha khu vực đề xuất đầu tư dự án điện gió chồng lấn với dự án Quy hoạch titan (khu vực quy hoạch titan Tiểu khu Lương Sơn II, hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép thăm dò cho Tổng công ty Đông Bắc). Phần còn lại là 2.360ha nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia quặng tintan đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2014.

Ngày 26/11/2020, Sở KH&ĐT Bình Thuận cũng có văn bản phúc đáp Công ty CP Năng lượng Bitexco, trong đó nêu vị trí dự án có chồng lấn quy hoạch titan, quy hoạch lâm nghiệp, nên hồ sơ đăng ký đầu tư dự án không đủ điều kiện báo cáo UBND tỉnh.

Cụ thể, khu vực đăng ký khảo sát, nghiên cứu để lập hồ sơ đầu tư dự án có 2.286ha đất thuộc quy hoạch 3 loại rừng (trong đó có 2.219ha thuộc đối tượng rừng phòng hộ, 67ha thuộc đối tượng rừng sản xuất. Hiện trạng rừng tự nhiên).

Tuy nhiên, đến ngày 30/12/2020, Sở Công Thương Bình Thuận có văn bản cho biết, Bộ Công Thương đã có quy định, suất sử dụng đất có thời hạn của dự án điện gió không quá 0,35ha/MW. Diện tích sử dụng đất tạm thời của dự án không quá 0,37ha/MW. Tính toán theo công suất đăng ký hai nhà máy điện gió của Bitexco là phù hợp với quy định này.

Do vậy, Sở Công Thương Bình Thuận cho phép nhà đầu tư được khảo sát, nghiên cứu để lập hồ sơ đầu tư dự án trên diện tích còn lại khoảng 74ha, sau khi đã loại trừ chồng lấn với các dự án khác (quy hoạch 3 loại rừng 2.286ha, khu vực quy hoạch titan 100ha). 

Trên có sở đề xuất của nhà đầu tư và tờ trình của Sở Công Thương, ngày 7/1/2021 UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản đồng ý chủ trương cho Công ty CP Năng lượng Bitexco khảo sát, nghiên cứu để lập hồ sơ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.3 (nếu đủ điều kiện) và yêu cầu Bitexco phải loại trừ chồng lấn với: Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan; quy hoạch khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia quặng titan đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch 3 loại rừng và các quy hoạch khác.

UBND tỉnh Bình Thuận cũng cẩn thận nêu rõ, việc đồng ý chủ trương cho Bitexco khảo sát, nghiên cứu không đồng nghĩa với việc chấp thuận chủ trương đầu tư sau này. Công ty Bitexco phải có văn bản cam kết chịu toàn bộ chi phí khảo sát mà không có bất cứ khiếu nại nào nếu sau khi nghiên cứu khảo sát không đủ điều kiện để triển khai lập hồ sơ đăng ký đầu tư dự án theo quy định.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dù vậy, Sở Công Thương Bình Thuận vẫn phải báo cáo làm rõ thêm về chủ trương cho nhà đầu tư khảo sát, lập hồ sơ đầu tư dự án điện gió. Theo đó, ngày 3/6/2021 Sở này chính thức có báo cáo, trong đó nêu rõ “toàn bộ khu vực đề xuất chủ trương khảo sát, lập hồ sơ đầu tư dự án nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.3 của Bitexco nằm trong khu vực quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia quặng titan đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.

Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.3 được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch với công suất 20MW. Theo quy định của Bộ Xây dựng thì Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.3 là loại công trình công nghiệp năng lượng cấp II. Sau khi xem xét các quy định, Sở Công Thương Bình Thuận khẳng định, “Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.3 không thuộc đối tượng không được phép đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản”.

Ngoài ra, Sở này còn cho biết, hiện nay Công ty CP Năng lượng Bitexco mới đang giai đoạn báo cáo, đề xuất chủ trương khảo sát, lập hồ sơ đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.3 (chưa thực hiện thủ tục trình đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án). Do đó, việc UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản chấp thuận cho chủ trương khảo sát (nếu có) sẽ là cơ sở để doanh nghiệp này tiến hành hoạt động khảo sát, nghiên cứu từ đó đánh giá và xác định vị trí cụ thể, phù hợp để lập, đưa các nội dung liên quan vào hồ sơ thủ tục trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

Xin điều chỉnh quy hoạch

Ngoài Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.3 tại Bình Thuận Công ty CP Năng lượng Bitexco còn đang xin đăng ký đầu tư dự án nhà máy điện gió với diện tích khảo sát là 182ha, công suất đăng ký 15MW thuộc xã Tiến Thành, TP Phan Thiết và xã Thuận Quỳ, huyện Hàm Thuận Nam. Vị trí này cũng là vị trí thuộc khu vực quy hoạch Dự án điện gió Tiến Thành 2 đã được Bộ Công thương phê duyệt vào quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bình Thuận.

Qua rà soát quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1546/QĐ-TTg ngày 03/9/2013 thì toàn bộ diện tích (182ha) khu vực đề xuất đầu tư dự án điện gió Tiến Thành 2 chồng lấn với khu vực mỏ titan Suối Nhum của Công ty CP đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép năm 2009 (đến nay giấy phép đã hết hạn).

Sở Công Thương Bình Thuận cũng cho biết, ngày 27/6/2019, UBND tỉnh Quảng Bình đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương với nội dung đề xuất điều chỉnh Quy hoạch 1546. Theo đó, tỉnh này đề nghị điều chỉnh đưa khu vực mỏ titan Suối Nhum (182ha) ra khỏi Quy hoạch 1546 và đưa vào khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia để đầu tư phát triển các dự án kinh tế khác.

Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng điều chỉnh cục bộ Quy hoạch 1546 trong quý IV năm 2020 tại Thông báo 293/TB-VPCP ngày 13/8/2020 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc trực tuyến với tỉnh Bình Thuận.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top