Bình Định: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên thương mại điện tử

Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bình Định đẩy mạnh phân phối sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử, hướng tới một kênh phân phối nông sản bền vững trên nền tảng số; kết nối bán hàng trực tuyến để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
bd5.jpg
Tỉnh Bình Định hiện có 133 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP với chất lượng mẫu mã đẹp.

Đẩy mạnh kết nối cung cầu

Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), tỉnh Bình Định hiện có 133 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP với chất lượng mẫu mã đẹp đủ điều kiện tiêu thụ vào các kênh bán lẻ hiện đại. Bình Định cũng có nền văn hóa, du lịch phong phú cùng với nhiều sản phẩm nông sản nổi bật, được người tiêu dùng cả nước quan tâm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội giai đoạn 2016 - 2021 (đạt 405.642 tỷ đồng) là 9,6%.

Để đẩy mạnh phân phối sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), các doanh nghiệp Bình Định cần chủ động xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng các mô hình thành công, chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với áp lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng thông qua thúc đẩy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân, hộ sản xuất, từ đó hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt là việc ứng dụng thương mại điện tử vào phân phối lưu thông là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cũng cho rằng, Bình Định có ưu thế để đẩy mạnh quảng bá sản phẩm địa phương trên các sàn TMĐT. Các giống cây trồng như lúa, mai vàng, dừa và nhiều loại rau sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hay các sản phẩm khác của làng nghề Bàu Đá, Mỹ An… là những sản phẩm có chất lượng tốt, có tiềm năng phủ sóng trong nước và xuất khẩu.

Ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng cho biết, thời gian qua, tỉnh Bình Định đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ cho sản phẩm nông sản của địa phương. Tuy nhiên, để tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ nông sản có hiệu quả hơn, bà con mong muốn các Bộ, ngành tiếp tục tăng cường hỗ trợ tỉnh đẩy mạnh cung cầu hàng hóa giữa tỉnh Bình Định và các tỉnh, thành khác. Do vậy, Hội nghị kết nối cung cầu năm 2022 Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bình Định là cơ hội lớn cho các cơ sở sản xuất tiêu biểu trong và ngoài tỉnh có dịp giới thiệu sản phẩm chất lượng của mình đến doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Hoạt động kết nối cung cầu cũng đồng thời tăng cường đẩy mạnh các hoạt động liên kết các vùng miền, hợp tác cung ứng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên cả nước theo phương thức truyền thống và hiện đại, phân phối, quảng bá rộng rãi sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh Bình Định qua các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các điểm bán hàng Việt Nam “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt”; Điểm bán hàng OCOP tại địa phương…

bd8-1-.jpg
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ đẩy mạnh phân phối sản phẩm nông sản của Bình Định qua “Gian hàng Việt trực tuyến”.

Mở rộng kênh phân phối

Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử 2021 (nguồn: VECOM, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số), chỉ số TMĐT của tỉnh Bình Định hiện đứng thứ 21/63 tỉnh, thành cả nước. Với những lợi thế hiện có, có thể thấy TMĐT của tỉnh Bình Định có cơ sở vững chắc để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, mở rộng kênh phân phối mới, nâng cao giá trị các sản phẩm của tỉnh. Để tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ nông sản có hiệu quả hơn, thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ đẩy mạnh phân phối sản phẩm nông sản của Bình Định qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên Sàn thương mại điện tử.

Sau thời gian dài dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động tổ chức hội chợ, xúc tiến TMĐT kết nối cung cầu trực tiếp bị ngưng đọng đã ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định. Việc ứng dụng thương mại điện tử trong đẩy mạnh xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng, góp phần mở rộng kết nối tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, nông - thủy sản của tỉnh trên các sàn TMĐT.

Mặc dù việc kết nối, ứng dụng TMĐT trong xúc tiến thương mại vẫn còn những khó khăn, hạn chế, nhất là mặt hàng trái cây theo mùa vụ. Tuy nhiên, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tăng cường phối hợp với các sàn TMĐT, đối tác vận hành TMĐT khác đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trực tuyến, giải quyết đầu ra cho bà con nông dân.

Theo đó, 5 sàn TMĐT lớn: Alibaba, Lazada, Shoppe, Voso, Postmart sẽ hợp tác, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Bình Định. Chương trình nhằm đưa sản phẩm nông sản Bình Định lên các kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững trên nền tảng số, kết nối bán hàng trực tuyến với các kênh bán hàng trong và ngoài nước. Thông qua các sàn TMĐT thúc đẩy tiêu thụ nhanh, giảm thiểu tình trạng ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản cũng như mở rộng thị trường cả nước, hướng tới xuất khẩu qua TMĐT.

6 tháng đầu năm 2022, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cuộc chiến tranh giữa Nga – Ucraine song tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Bình Định vẫn đạt 45.068 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 843 triệu USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Đời sống
Cháy nhà trọ 5 tầng ở TP Thủ Đức, 2 người tử vong

Cháy nhà trọ 5 tầng ở TP Thủ Đức, 2 người tử vong

Theo thông tin ban đầu, đám cháy bùng phát vào khoảng 5h45 sáng. Nhiều người trong nhà phát hiện và cố gắng dập lửa nhưng không thành công. Lửa lan nhanh kèm theo cột khói lớn khiến cư dân xung quanh hoảng sợ, nhiều người phải tháo chạy ra ngoài.
back to top