Bằng phương pháp sử dụng vi sinh vật biến thực phẩm thành phân bón, nhóm sinh viên muốn giảm chi phí sử dụng phân hóa học của nông dân và thu mua phân bón sinh học do họ làm ra. Nhóm bốn sinh viên RMIT Việt Nam đã chiến thắng cuộc thi "Thử thách đổi mới sáng tạo và hợp tác KPMG (KICC)" 2019 với ý tưởng sáng tạo giúp giải quyết việc lãng phí thực phẩm tại Việt Nam. Theo Food Aid Foundation (Tổ chức Cứu trợ lương thực), Việt Nam là nước có lượng rác thải thực phẩm cao thứ hai tại châu Á, chỉ sau Trung Quốc, trong khi hàng ngày vẫn còn 795 triệu người bị đói. Để giải quyết vấn đề này, nhóm đã nêu bật những thách thức hiện tại, đề xuất mô hình kinh doanh mới và đưa ra giải pháp về cách cải thiện tỉ suất lợi nhuận của công ty bằng cách bán thức ăn thừa, phân trùn quế và giun. Điều này vừa giúp giảm gánh nặng xử lý rác thải, vừa tăng thu nhập cho các hộ gia đình đồng thời có nguồn phân bón an toàn, tốt cho cây trồng thay thế phân bón hóa học. Nếu được hiện thực hóa, đây sẽ là một giải pháp rất tốt bởi ai tham gia vào chuỗi giá trị này cũng có lợi, dù sản phẩm nguyên liệu chỉ là rác, thức ăn thừa. Có thể áp dụng ở các thành phố lớn, nơi có lượng thức ăn thừa nhiều mà không có giải pháp xử lý ngoài đổ bỏ.
Phong Lâm