Bệnh nhân COVID-19 mắc bệnh nền thuộc chuyên khoa nào thì khám đúng chuyên khoa đó

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, COVID-19 để lại rất nhiều hậu quả nặng nề cả về mặt tinh thần và thể chất.

Về tinh thần, người bệnh có thể cảm thấy stress, trầm cảm, lo âu, mất ngủ, hồi hộp… sau COVID-19. 

hau-covid-19-1.png
Hậu COVID-19 thuộc chuyên khoa nào thì khám đúng chuyên khoa đó

Đối với thể chất, một số biểu hiện hậu COVID-19 rất phổ biến có thể kể đến như các triệu chứng hô hấp.

Tại Bệnh viện Bạch Mai có 50-60% những bệnh nhân sau mắc COVID-19 có triệu chứng hô hấp kéo dài đến khám được chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực thấy có tổn thương; Sốt nhẹ, khó thở, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, huyết học bị huyết khối…

Có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa: ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy; buồn nôn, nôn, đau thượng vị; Rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban…

Các triệu chứng về tâm thần như: rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung. Một số người xuất hiện tình trạng sương mù não, nhận thức kém, đọc chậm, giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tâm trạng.

Hậu COVID-19 có thể xảy ra với bất kỳ người nào đã mắc COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ. Tuy nhiên, những người có bệnh nền thì các vấn đề về hậu COVID-19 sẽ nhiều và trầm trọng hơn.

Vì vậy, người có bệnh nền, người mắc COVID-19 trở nặng, nguy kịch, người cao tuổi cần đi khám hậu COVID-19. Những người mắc COVID-19 nhẹ, không triệu chứng cũng cần đi khám nếu những di chứng hậu COVID-19 ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, sức khỏe. Đặc biệt, những người có chỉ định tái khám sau COVID-19 cần tới khám đúng lịch hẹn.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng cảnh báo, không ít trường hợp bác sĩ hẹn khám lại nhưng không tới khám, nhưng lại uống thuốc không rõ nguồn gốc theo mách bảo trên mạng khiến tình trạng sức khỏe càng thêm yếu hơn.

met-moi-hau-covid.jpg
thăm khám cho bệnh nhân hậu CoVid-19

Theo chiến lược của Bộ Y tế, bệnh nhân COVID-19 mắc bệnh nền thuộc chuyên khoa nào thì sẽ được điều trị tại bệnh viện chuyên khoa đó.
Ví như bệnh nhân COVID-19 có bệnh nền tăng huyết áp, tim mạch sẽ được điều trị tại bệnh viện tim mạch, bệnh nhân đái tháo đường mắc COVID-19 sẽ được chuyển tới bệnh viện nội tiết, trẻ em điều trị ở bệnh viện nhi.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, hậu COVID-19 không hề đáng sợ nếu chúng ta hiểu rõ về nó. Theo ghi nhận của các bác sĩ, hầu hết những biến chứng hậu COVID-19 không gây nguy hiểm hay tử vong, mà chủ yếu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh
Thực tế điều trị cho thấy, rất nhiều trường hợp đã vượt qua các triệu chứng phổ biến hậu COVID-19 như trầm cảm, mất ngủ, lo âu kéo dài… chỉ bằng cách thay đổi suy nghĩ, tập luyện và cân bằng lại tâm lý. 

Tuyệt đối nên sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không có giấy phép của Bộ Y tế hay các bài thuốc truyền miệng để chữa bệnh.

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top