Bài tập giúp cải thiện chức năng thận tại nhà không nên bỏ qua

Thận là một cơ quan vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết. Dưới đây là một số bài tập giúp cải thiện chức năng thận tại nhà hiệu quả.

Kiễng chân và đi kiễng chân

Bài tập kiễng chân và đi kiễng chân sẽ giúp người bệnh cải thiện chức năng thận, khắc phục bệnh thận yếu. Đồng thời phòng ngừa một số bệnh lý khác liên quan đến thận. Bên cạnh đó bài tập kiễng chân và đi kiễng chân giúp người bệnh cải thiện chức năng của phổi, nâng cao sức khỏe của hệ tim mạch. Hơn thế bài tập còn giúp hệ thống thần kinh được cải thiện, quá trình lưu thông máu trở nên tốt hơn.

Bài tập kiễng chân và đi kiễng chân sẽ giúp người bệnh cải thiện chức năng thận. Ảnh minh họa

Bài tập kiễng chân và đi kiễng chân sẽ giúp người bệnh cải thiện chức năng thận. Ảnh minh họa

Cách thực hiện:

Thực hiện kiễng chân trong 3 phút bằng cách nhẹ nhàng nâng gót chân lên cao và từ từ hạ xuống

Sau khi kiễng chân, người bệnh thực hiện động tác đi kiễng chân

Liên tục lập lại các động kiễng chân và đi kiễng chân nhiều lần trong 10 phút

Việc thực hiện bài tập kiễng chân và đi kiễng chân chữa thận yếu tăng cường chức năng thận 1 lần/ngày sẽ giúp người bệnh kích thích các huyệt vị dưới lòng bàn chân. Đồng thời nâng cao sức khỏe và cải thiện chức năng thận.

Lưu ý:

Người bệnh không được thực hiện bài tập kiễng chân và đi kiễng chân quá nhanh hoặc sử dụng một lực quá mạnh

Những người mắc các bệnh về xương khớp không nên sử dụng bài tập này.

Chà sát hai vành tai

Theo Đông y, thận là bộ phận quan trọng và là một trung tâm điều hòa cơ thể. Để có thể duy trì chức năng thận hoặc cải thiện một số vấn đề liên quan đến thận, người bệnh có thể tác động lên tai. Bởi tai là nơi chứa nhiều huyệt vị dẫn đến thận. Chính vì thế người bệnh có thể chữa thận yếu, tăng cường chức năng thận bằng cách massage giúp tác động đến những khu vực quanh tai.

Tăng cường chức năng thận bằng cách massage giúp tác động đến những khu vực quanh tai. Ảnh minh họa

Tăng cường chức năng thận bằng cách massage giúp tác động đến những khu vực quanh tai. Ảnh minh họa

Cách thực hiện:

Dùng hai ngón tay ở mỗi bàn tay nhẹ nhàng chà sát vành tai cho đến khi nóng lên

Thực hiện 2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần thực hiện 20 phút.

Phương pháp chà sát hai vành tai chữa thận yếu tăng cường chức năng thận sẽ giúp người bệnh thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Đồng thời cung cấp máu đến thận.

Massage gan bàn chân

Theo Đông y, gan bàn chân của chúng ta có rất nhiều huyệt. Mỗi huyệt lại có mối liên quan đến chức năng của một cơ quan nào đó. Trong đó, huyệt dũng tuyền khi bị kích thích có tác dụng giúp thận đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, theo y học cổ truyền, xoa bóp huyệt dũng tuyền còn hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm phế quản, ho ra máu, ho kéo dài…

Massage gan bàn chân giúp cải thiện chức năng thận. Ảnh minh họa

Massage gan bàn chân giúp cải thiện chức năng thận. Ảnh minh họa

Một cách giúp bạn có thể xác định huyệt này là co bàn chân cùng với các ngón chân lại. Điểm lõm xuống ở lòng bàn chân chính là huyệt này.

Sau khi xác định được huyệt, bạn tiến hành xoa bóp huyệt 2 - 3 lần/ngày, dùng ngón tay cái ấn vuông góc vào huyệt, tầm khoảng 20 - 30 phút vào bất cứ thời gian nào bạn rảnh.

Yoga - kích thích thận hoạt động tốt hơn

Trong những năm gần đây, yoga đã trở thành bộ môn khá phổ biến và được nhiều người yêu thích bởi những tác dụng của nó. Với thận, những động tác yoga chủ yếu tác động vào vùng thắt lưng và vùng chậu. Một số động tác yoga tốt cho thận đơn giản dễ thực hiện tại nhà như:

Tư thế Salamba Bhujangasana

Tư thế này tác động chủ yếu vào vùng cột sống thắt lưng mà thận ở vị trí hông lưng cạnh cột sống. Việc thực hiện động tác này giúp giảm căng thẳng, cải thiện lưu thông máu và kích thích hệ tiết niệu.

Tư thế Salamba Bhujangasana. Ảnh minh họa

Tư thế Salamba Bhujangasana. Ảnh minh họa

Cách thực hiện:

Nằm sấp trên mặt sàn, hai mu bàn chân áp sát mặt sàn, hai gót chân chạm nhẹ vào nhau.

Hai tay úp xuống mặt sàn cách nhau một khoảng bằng vai, cánh tay vuông góc với sàn.

Hít một hơi thật sâu, ngửa cổ, lấy khuỷu tay làm trụ từ từ nâng ngực, thân mình và bụng lên, giữ phần thân dưới vẫn áp sát vào mặt sàn.

Giữ tư thế trong khoảng 1 - 3 phút, hít thở nhẹ nhàng.

Sau đó thở ra và từ từ hạ thân mình xuống về trạng thái ban đầu.

Tư thể này không thích hợp với những người bị chấn thương cổ tay, phụ nữ mang thai hay mới phẫu thuật ngực bụng.

Tư thế Ardha Matsyendrasana

Tư thế Ardha Matsyendrasana. Ảnh minh họa

Tư thế Ardha Matsyendrasana. Ảnh minh họa

Tư thế yoga này phù hợp với hầu hết đối tượng. Nó giúp kích thích gan và thận đồng thời còn nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Cách thực hiện như sau:

Ngồi khoanh chân trên sàn nhà, lưng thẳng.

Co chân phải lên vòng qua chân trái sao cho gót chân phải chạm vào hông bên trái, gót chân trái chạm vào mặt dưới đùi phải.

Đưa tay trái chống về phía sau, sau đó xoay người nhẹ nhàng sang bên trái 45 độ, hít thở nhịp nhàng.

Sau đó thở ra, đưa chân về vị trí ban đầu.

Theo Đời sống
Đau tức ngực… cảnh báo nhiều bệnh

Đau tức ngực… cảnh báo nhiều bệnh

Nhiều người chỉ nghĩ đau ngực liên quan các bệnh lý tim mạch mà không biết đó là dấu hiệu bệnh ở phổi, tim mạch tiêu hóa, xương khớp... Nhận biết dấu hiệu bệnh lý của cơn đau có thể là chìa khóa vàng cứu sống tính mạng con người.
back to top