<div> <h3><b>Tăng cường sức mạnh nội tạng trong cơ thể</b></h3> <p><b>TS.DS Nguyễn Thành Triết, </b>Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Cơ sở 3 cho biết, <span>virus</span> corona (nCoV)<b> </b>có<b> </b>tốc độ lây lan rất nhanh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Đa phần các trường hợp tử vong là người già và có các bệnh lý khác đi kèm nên hệ miễn dịch suy yếu nhiều.</p> <p>Hệ miễn dịch có thể hiểu nôm na là những người lính canh cửa, giúp cho cơ thể chống lại những tác nhân lạ, các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào. Như vậy, <span>hệ miễn dịch</span> là sức mạnh nội tại trong cơ thể, phát huy được nó là một vũ khí quan trọng giúp chống lại các "kẻ xấu" là các tác nhân <span>virus</span>.</p> <p>Trong dân gian có nhiều vị thuốc, bài thuốc đã được sử dụng trong điều trị cảm cúm từ lâu, các vị thuốc này bắt đầu đã được chứng minh tác dụng của nó, nhất là những minh chứng về tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.</p> <p>Đây là những vị thuốc tương đối dễ tìm, một số được sử dụng hàng ngày như gia vị trong các bữa ăn. Vì vậy, chúng ta có thể ứng dụng chúng để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong mùa dịch.</p> <p><i>TS. Triết dưới giới thiệu 4 dược liệu giúp tăng cường cho hệ miễn dịch dưới đây:</i></p> <h3><b>Tiêu lốt</b></h3> <div> <div><img alt="Bác sĩ BV Đại học Y Dược: 4 dược liệu dễ kiếm lại là vũ khí chống lại virus hiệu quả - Ảnh 2." data-original="https://sohanews.sohacdn.com/2020/2/7/tieu-lop-3-15810471432551254792480.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/01/29/tieu-lop-3-15810471432551254792480.jpg" title="Bác sĩ BV Đại học Y Dược: 4 dược liệu dễ kiếm lại là vũ khí chống lại virus hiệu quả - Ảnh 2." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]">Quả tiêu lốt khô.</p> </div> </div> <p>Tiêu lốt khô có chứa thành phần chính là tinh dầu, được sử dụng làm gia vị, đồng thời cũng là một loại dược liệu sử dụng phổ biến ở Ấn Độ và một số nước Châu Á, đặc biệt trong điều trị một số bệnh thông thường như: ho, long đờm, dị ứng, kháng viêm, kích thích ăn ngon và đặc biệt được sử dụng cho một số trường hợp suy giảm miễn dịch.</p> <p>Liều dùng ở người lớn là 1-3gram và ở trẻ em là 125 – 250mg bột quả khô, sử dụng 2-3 lần/ ngày, trộn chung với mật ong hoặc nước ấm.</p> <p>Có thể sử dụng phối hợp tiêu lốt với tiêu đen (Hồ tiêu) và gừng khô, mỗi thứ 50g, làm khô, xay thành bột, mỗi lần uống 2 g bột đối với người lớn hoặc 125 – 500mg bột đối với trẻ em cùng với nước ấm hoặc mật ong, ngày 3 lần.</p> <h3><b>Gừng</b></h3> <div> <div><img alt="Bác sĩ BV Đại học Y Dược: 4 dược liệu dễ kiếm lại là vũ khí chống lại virus hiệu quả - Ảnh 3." data-original="https://sohanews.sohacdn.com/2020/2/7/gung-2-158104717389039712192.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/01/16/gung-2-158104717389039712192.jpg" title="Bác sĩ BV Đại học Y Dược: 4 dược liệu dễ kiếm lại là vũ khí chống lại virus hiệu quả - Ảnh 3." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]">Gừng gia vị giúp điều hoá miễn dịch.</p> </div> </div> <p><i>"</i><i>Gừng được sử dụng từ cổ xưa như là một gia vị phổ biến nhưng đồng thời đây cũng là một vị thuốc vô cùng quý. Ngoài tác dụng chữa cảm sốt, kích thích tiêu hóa, chống nôn và kháng dị ứng. Gừng còn góp phần vào việc điều hòa hệ miễn dịch", </i><b>TS. Triết</b> nói.</p> <p>Sử dụng thân rễ gừng khô với liều 1-3 g/ ngày, chia làm hai lần uống hoặc hãm khoảng 4-6 lát gừng tươi trong nước sôi 30 phút để uống như trà.</p> <h3><b>Tỏi</b></h3> <div> <div><img alt="Bác sĩ BV Đại học Y Dược: 4 dược liệu dễ kiếm lại là vũ khí chống lại virus hiệu quả - Ảnh 4." data-original="https://sohanews.sohacdn.com/2020/2/7/toi-3-15810472264021774181168.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/01/27/toi-3-15810472264021774181168.jpg" title="Bác sĩ BV Đại học Y Dược: 4 dược liệu dễ kiếm lại là vũ khí chống lại virus hiệu quả - Ảnh 4." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]">Tỏi có tác dụng kháng khuẩn.</p> </div> </div> <p>Theo<b> TS. Triết, </b>tỏi được sử dụng làm gia vị và làm thuốc ở nhiều quốc gia khác nhau với lịch sử nhiều nghìn năm. Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học đầu tiên xác nhận hoạt tính kháng khuẩn của nó.</p> <p>Tỏi được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền để làm ấm, điều trị cảm lạnh, chữa đau dạ dày và hạ mỡ máu. Allicin (chất chuyển hóa từ alliin) là hoạt chất được cho là có tác dụng kháng khuẩn chính của tỏi.</p> <p><i>"Một nghiên cứu chỉ ra rằng, tác dụng kháng khuẩn của tỏi liên quan đến việc làm tăng cường chức năng của đại thực bào và lympho bào T của hệ miễn dịch. Tỏi có thể sử dụng ở nhiều dạng khác nhau: Tỏi tươi 2-5 g/ngày, bột tỏi khô 0.4-1.2 g/ngày, dầu tỏi 2-5 mg/ngày",</i> <b>TS.Triết</b> cho biết.</p> <div> <div><img alt="Bác sĩ BV Đại học Y Dược: 4 dược liệu dễ kiếm lại là vũ khí chống lại virus hiệu quả - Ảnh 5." data-original="https://sohanews.sohacdn.com/2020/2/7/bot-toi-la-bot-gi-tu-lam-bot-toi-don-gian-bao-dam-suc-khoe-gia-dinh-1-1581046321752432088240.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/02/04/bot-toi-la-bot-gi-tu-lam-bot-toi-don-gian-bao-dam-suc-khoe-gia-dinh-1-1581046321752432088240.jpg" title="Bác sĩ BV Đại học Y Dược: 4 dược liệu dễ kiếm lại là vũ khí chống lại virus hiệu quả - Ảnh 5." /></div> </div> <h3>Hoàng Kỳ</h3> <p>Hoàng kỳ đã được sử dụng trên 2000 năm trong nền y học cổ truyền Trung Quốc, được xem là một dược liệu có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch. </p> <p>Các polysaccharid chiết xuất rễ hoàng kỳ có tác dụng tăng cường hoạt động của đại thực bào và các tế bào bạch cầu lympho B, từ đó góp phần tăng cường đáp ứng miễn dịch thể dịch và tế bào.</p> <p><b>TS. Triết</b> giải thích<i>: "Do tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, hoàng kỳ được ứng dụng trong điều trị cảm lạnh, cúm, làm giảm tỷ lệ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Có thể sử dụng hoàng kỳ dưới dạng thuốc sắc với liều 8-12 g, chia làm hai lần uống trong ngày".</i></p> <p>Lưu ý: Sử dụng hoàng kỳ như một biện pháp dự phòng nhằm nâng đỡ sức đề kháng của cơ thể, không nên sử dụng trong trường hợp đang mắc phải bệnh nhiễm trùng cấp tính.</p> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Bác sĩ BV Đại học Y Dược: 4 dược liệu dễ kiếm lại là "vũ khí" chống lại virus hiệu quả
Chuyên gia về dược cho biết, nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch là yếu tố cực kỳ quan trọng để phòng tránh và giúp cơ thể an toàn hơn trong mùa dịch.
Theo Tri thức trẻ
Tỉnh Hồ Bắc có 81 người tử vong, 2.841 ca nhiễm mới vì virus corona
Phát hiện vật chủ trung gian mới lây truyền virus corona
Hà Nội đang tìm 1 người thuộc diện cách ly tránh lây lan virus Corona
Bộ Y tế khuyến cáo: 6 lưu ý phòng dịch bệnh virus corona tại nơi làm việc
Virus corona có thể sống trong cơ thể một tháng
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Nhóm đối tượng đâm tử vong cô gái dừng đèn đỏ sẽ bị xử lý sao?
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội làm 1 cô gái trẻ tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 10 đối tượng để điều tra, làm rõ.
Tên lửa tàng hình Rampage của Israel đáng sợ như thế nào?
Hình ảnh tiêm kích F-16I của không quân Israel mang theo 4 tên lửa tàng hình Rampage đã gây sự chú ý lớn, tên lửa Rampage được hình thành như một vũ khí tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
ĐBQH: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
"Cần nghiêm trị những hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc bầu hay cây còn có khả năng cứu chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.
ĐBQH: Gỡ vướng thể chế, “điều trị” bệnh sợ trách nhiệm để bứt phá
Đại biểu cho rằng, một trong những lý do dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm là do thể chế, vì vậy cần gỡ vướng để bứt phá. Cùng với đó, phải “điều trị” tới nơi tới chốn bệnh sợ trách nhiệm.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.
Nga tiến công mạnh mẽ, phòng tuyến Donbas đang dần sụp đổ
Kiev đang đứng trước tình thế rất khó khăn khi Nga đang tấn công cực kỳ mạnh mẽ vào miền đông Ukraine, đặc biệt là Donbass.
Vì sao UAV “rồng lửa” của Ukraine đột ngột biến mất khỏi chiến trường?
Từ những ngày đầu sử dụng trên chiến trường, UAV "rồng lửa” mang lại rất nhiều thử thách cho Quân đội Nga, nhưng sau đó nó bộc lộ một số yếu điểm “chí mạng” khiến Ukraine không còn áp dụng nhiều chiến thuật này.
Vụ xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm”: Giải pháp nào cân bằng?
Mới đây, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hả i (Tập đoàn Sơn Hải), đơn vị thi công dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đã gây chú ý khi phản ánh về dòng chữ "Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm" bị xoá trên cao tốc.
Hà Nội: Bắt nhóm “quái xế” tông cô gái tử vong phố Trần Hưng Đạo
Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an TP Hà Nội) và Công an quận Hoàn Kiếm đã tạm giữ 9 đối tượng, trong đó có 2 nghi can trong vụ việc đoàn "quái xế" tông tử vong cô gái 27 tuổi ở ngã tư Trần Hưng Đạo-Bà Triệu.
Hà Nội: Cứu hai người trong đám cháy lúc rạng sáng
Theo thông tin ban đầu, khoảng 2h27 ngày 4/11, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) nhận được tin báo từ Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội, xảy ra cháy nhà số 3H1, ngõ 20, phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa.