UBND tỉnh Bắc Giang cho biết sẽ đưa ra 7 nội dung hỗ trợ cho nhóm doanh nghiệp này bao gồm hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết bài toán thiếu hụt về lao động; bố trí chỗ ở tập trung cho người lao động; bố trí khu vực cách ly tập trung khi xảy ra ca nhiễm, ca nghi nhiễm, doanh nghiệp chịu trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện cách ly; tháo gỡ khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hóa; đưa đón người lao động.
Sở Y tế được giao chỉ trì, phối hợp với Ban Quản lý các KCN tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ, thẩm định phương án phòng, chống dịch của các doanh nghiệp; xây dựng phương án bài bản và cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các tình huống khi xảy ra ca nhiễm, ca nghi nhiễm và sẽ ưu tiên tiêm văcxin Covid-19 cho người lao động đang làm việc cho các KCN.
Mục tiêu sẽ dần khôi phục hoạt động, đến tháng 11 giá trị công nghiệp khôi phục, đạt trên 15.000 tỷ đồng/tháng.
Tổng số lao động đi làm trở lại đến hết tháng 7 kỳ vọng đạt khoảng 30.000 người, từ cuối tháng 11 đạt trên 135.000 người.
Dịch Covid-19 bùng phát tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ tháng 4 đã khiến UBND tỉnh buộc phải đóng cửa tất cả các KCN, gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho kinh tế tỉnh. Ước tính đã có hơn 136.000 công nhân tại các KCN phải nghỉ việc, thiệt hại kinh tế mỗi ngày hơn 2.000 tỷ đồng.
Từ tháng 6, khi dịch bệnh tại Bắc Giang dần được khống chế, tỉnh đã lên phương án cho phép các doanh nghiệp trong KCN được phép hoạt động trở lại, nhưng phải giãn cách và đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Đến nay, các doanh nghiệp trong KCN chỉ mới được phép hoạt động từ 30 - 50% công suất.