Ám ảnh nhà đất đổ vỡ, trăm ngàn tỷ trong vùng rủi ro

Về nguyên tắc, thị trường bất động sản phải khai thác giá trị đầu tư trên đất, chứ không phải chờ đất tăng giá để gặt hái lợi nhuận. Bỏ tiền vào bất động sản để chờ giá lên rồi bán là một hành động làm hại nền kinh tế.

<div> <p><strong>T&igrave;m kiếm lợi nhuận cao</strong></p> <p>Số liệu từ Ng&acirc;n h&agrave;ng Nh&agrave; nước cho biết, dư nợ&nbsp;<span>t&iacute;n dụng bất động sản</span> t&iacute;nh đến hết qu&yacute; 1/2021 đạt 1,85 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ t&iacute;n dụng của to&agrave;n ng&agrave;nh ng&acirc;n h&agrave;ng, tăng 3% so với cuối năm 2020. Tăng trưởng t&iacute;n dụng bất động sản qu&yacute; 1/2021 cao hơn so với mặt bằng tăng trưởng t&iacute;n dụng chung c&aacute;c ng&agrave;nh kinh tế.</p> <p>Thời gian qua, để k&iacute;ch cầu t&iacute;n dụng, hầu hết c&aacute;c ng&acirc;n h&agrave;ng thương mại đều c&oacute; chương tr&igrave;nh cho vay mua bất động sản với mức l&atilde;i suất ưu đ&atilde;i. Hiện nhiều ng&acirc;n h&agrave;ng đang &aacute;p mức l&atilde;i suất cho vay 5,9%/năm trong 3 th&aacute;ng đầu, từ 6,79%/năm trong 6 th&aacute;ng đầu hoặc từ 7,6%/năm trong 12 th&aacute;ng đầu. Sau khi hết ưu đ&atilde;i, l&atilde;i suất thả nổi ở mức 9-11%/năm, giảm 1-2%/năm so với trước.</p> <p>Ngo&agrave;i ra, trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn gặp kh&oacute; khăn, c&aacute;c ng&acirc;n h&agrave;ng đang đẩy mạnh &ldquo;r&oacute;t vốn&rdquo; cho kinh doanh bất động sản, v&igrave; đ&acirc;y l&agrave; lĩnh vực cho vay c&oacute; l&atilde;i suất cao.</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Ám ảnh nhà đất đổ vỡ, trăm ngàn tỷ trong vùng rủi ro" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/25/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_am-anh-bat-dong-san-do-vo.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> <p>Tại rất nhiều ng&acirc;n h&agrave;ng, dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản hiện chiếm tỷ lệ lớn. Nếu t&iacute;nh tổng c&aacute;c lĩnh vực cho vay li&ecirc;n quan đến bất động sản bao gồm: cho vay kinh doanh, x&acirc;y dựng, cho vay c&aacute; nh&acirc;n để mua nh&agrave; ở, nhận quyền sử dụng đất để x&acirc;y nh&agrave; ở cho vay đầu tư khu du lịch,... c&oacute; ng&acirc;n h&agrave;ng chiếm tới 70%, nhiều ng&acirc;n h&agrave;ng ở mức từ 20% đến hơn 40% tổng dư nợ.&nbsp;</p> <p>Cũng phải thừa nhận rằng, lợi nhuận cao của c&aacute;c ng&acirc;n h&agrave;ng trong năm 2020 bất chấp đại dịch Covid-19 c&oacute; phần đ&oacute;ng g&oacute;p của lĩnh vực cho vay bất động sản. Lợi nhuận qu&yacute; 1/2021 cao cũng &ldquo;thừa hưởng th&agrave;nh quả&rdquo; từ cho vay bất động sản.</p> <p>Một số nh&acirc;n vi&ecirc;n ng&acirc;n h&agrave;ng thương mại cổ phần cho hay cho vay bất động sản đang đầy hứa hẹn. L&atilde;i suất gửi tiết kiệm chưa bao giờ thấp như thời gian qua, dịch Covid khiến h&agrave;ng loạt cơ sở sản xuất kinh doanh gặp kh&oacute; khăn, phải đ&oacute;ng cửa. Nhiều nh&agrave; đầu tư đ&atilde; chuyển hướng sang bất động sản, bởi đ&acirc;y kh&ocirc;ng chỉ l&agrave; k&ecirc;nh đầu tư m&agrave; c&ograve;n l&agrave; nơi cất trữ t&agrave;i sản an to&agrave;n.</p> <p>Cứ giả định rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ đạt được như năm 2020, l&atilde;i suất tiền gửi v&agrave; l&atilde;i suất huy động như năm 2020, tăng trưởng t&iacute;n dụng bất động sản, tỷ gi&aacute; hối đo&aacute;i v&agrave; tỷ gi&aacute; ngoại tệ tương tự như 2020, bức tranh xấu nhất của thị trường l&agrave; gi&aacute; bất động sản sẽ bằng năm 2020. Ngo&agrave;i ra, gi&aacute; chỉ c&oacute; thể tăng, kh&ocirc;ng c&oacute; chuyện giảm, một nh&acirc;n vi&ecirc;n ng&acirc;n h&agrave;ng nhận định.</p> <p>Tr&ecirc;n thực tế, từ đầu năm 2021 thị trường bất động sản đ&atilde; &ldquo;n&oacute;ng hầm hập&rdquo;. Tại nhiều địa phương tr&ecirc;n cả nước, gi&aacute; bất động sản đ&atilde; tăng từ 30-200%. Chỉ số quan t&acirc;m đến bất động sản qu&yacute; 1/2021 tăng cao nhất trong 10 năm qua.</p> <p><strong>L&agrave;m hại nền kinh tế</strong></p> <p>Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ph&oacute; chủ nhiệm Đo&agrave;n luật sư TP.HCM, cho rằng, một trong những nguy&ecirc;n nh&acirc;n khiến &ldquo;sốt đất&rdquo; xảy ra, l&agrave; do c&aacute;c ng&acirc;n h&agrave;ng thương mại gia tăng dư nợ t&iacute;n dụng. H&agrave;ng chục ng&acirc;n h&agrave;ng cho vay l&atilde;i suất thấp, trong đ&oacute; c&aacute;c g&oacute;i cho vay bất động sản l&atilde;i suất chỉ 4,99-10%/năm. Động th&aacute;i đ&oacute; đ&atilde; g&oacute;p phần th&uacute;c đẩy người d&acirc;n vay đầu tư.</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Ám ảnh nhà đất đổ vỡ, trăm ngàn tỷ trong vùng rủi ro" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/25/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_am-anh-bat-dong-san-do-vo-1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> <p>C&acirc;u hỏi nhiều chuy&ecirc;n gia đặt ra l&agrave;: c&aacute;c ng&acirc;n h&agrave;ng thương mại c&oacute; thống k&ecirc; được ch&iacute;nh x&aacute;c vốn vay chảy v&agrave;o bất động sản ở từng ph&acirc;n kh&uacute;c v&agrave; cho những nh&oacute;m đối tượng n&agrave;o? Nhiều doanh nghiệp bất động sản rất kh&oacute; tiếp cận&nbsp;<span>vốn ng&acirc;n h&agrave;ng</span> để đầu tư dự &aacute;n, trong khi d&ograve;ng vốn t&iacute;n dụng tiếp tục đổ v&agrave;o thị trường ở mức cao hơn t&iacute;n dụng chung của nền kinh tế.</p> <p>Ng&acirc;n h&agrave;ng Nh&agrave; nước đ&aacute;nh gi&aacute;, trong 3 năm qua, t&iacute;n dụng bất động sản c&oacute; xu hướng giảm dần. Năm 2020, do t&aacute;c động của dịch Covid-19, t&iacute;n dụng bất động sản chỉ tăng trưởng 11,89%; trong khi năm 2018-2019, tăng 26-28%. Qu&yacute; 1/2021, t&iacute;n dụng bất động sản tăng 3%, so với c&ugrave;ng kỳ 2018 v&agrave; 2019 th&igrave; thấp hơn. Chẳng hạn, q&uacute;y 1/2019, t&iacute;n dụng bất động sản tăng 5,13%. T&iacute;n dụng đổ v&agrave;o bất động sản vẫn đang được kiểm so&aacute;t chặt chẽ.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, &ocirc;ng Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ T&iacute;n dụng c&aacute;c ng&agrave;nh kinh tế (Ng&acirc;n h&agrave;ng Nh&agrave; nước) đ&atilde; b&agrave;y tỏ nghi ngại: &ldquo;Một số lĩnh vực c&oacute; mức tăng trưởng cao hơn b&igrave;nh qu&acirc;n, như t&iacute;n dụng bất động sản, đầu tư tr&aacute;i phiếu doanh nghiệp. C&ugrave;ng với đ&oacute; l&agrave; sự s&ocirc;i động của thị trường bất động sản, chứng kho&aacute;n trong nước v&agrave; thế giới thời gian qua cũng tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động c&aacute;c ng&acirc;n h&agrave;ng&rdquo;.</p> <p>C&ograve;n một l&atilde;nh đạo của Ng&acirc;n h&agrave;ng TMCP Ph&aacute;t triển TP.HCM (HDBank) cho rằng, dư nợ cho vay bất động sản đang kh&aacute; lớn, chiếm hơn 19% tổng dư nợ to&agrave;n nền kinh tế.&nbsp;Khi thị trường biến động sẽ ảnh hưởng đến to&agrave;n hệ thống ng&acirc;n h&agrave;ng.</p> <p>Tại Hội nghị trực tuyến về c&ocirc;ng t&aacute;c t&iacute;n dụng ng&agrave;ng ng&acirc;n h&agrave;ng 2021 vừa qua, một số ng&acirc;n h&agrave;ng mở rộng t&iacute;n dụng, nhất l&agrave; v&agrave;o c&aacute;c lĩnh vực &ldquo;n&oacute;ng&rdquo; c&oacute; nhiều rủi ro như chứng kho&aacute;n v&agrave; bất động sản, tr&aacute;i phiếu doanh nghiệp, đ&atilde; bị Ng&acirc;n h&agrave;ng Nh&agrave; nước nhắc nhở: Kh&ocirc;ng đ&aacute;nh đổi lợi nhuận với rủi ro. V&igrave; trong hoạt động ng&acirc;n h&agrave;ng, rủi ro của một tổ chức t&iacute;n dụng cũng l&agrave; rủi ro của cả hệ thống.</p> <p>Gi&aacute; bất động sản tăng cao tại khiến nhiều người lo ngại sẽ xảy ra t&igrave;nh trạng &quot;bong b&oacute;ng&quot;. Gi&aacute;m đốc Savills H&agrave; Nội Matthew Powell chia sẻ: &quot;T&ocirc;i từng chứng kiến một số chu kỳ c&oacute; lượng đầu cơ rất lớn, đặc biệt l&agrave; trong lĩnh vực bất động sản nh&agrave; ở tại H&agrave; Nội hay TP.HCM. Đ&atilde; c&oacute;&nbsp; thời điểm, nh&agrave; đầu tư sử dụng đ&ograve;n bẩy kinh tế, th&ocirc;ng qua c&aacute;c khoản vay ng&acirc;n h&agrave;ng, để thực hiện một lượng lớn c&aacute;c giao dịch ngắn hạn v&agrave; đầu tư lướt s&oacute;ng. Thị trường do đ&oacute; trở n&ecirc;n rất s&ocirc;i động nhưng đồng nghĩa với việc người vay c&oacute; thể mất khả năng trả nợ&quot;.</p> <p>Việc tăng giá bất động sản k&eacute;o h&agrave;ng loạt chi ph&iacute; kh&aacute;c tăng theo. Đ&acirc;y l&agrave; thời điểm nền kinh tế đang phục hồi sau dịch bệnh n&ecirc;n chịu ảnh hưởng lớn.&nbsp;Về nguy&ecirc;n tắc, thị trường bất động sản phải khai th&aacute;c gi&aacute; trị đầu tư tr&ecirc;n đất, chứ kh&ocirc;ng phải chờ đất tăng gi&aacute;, để gặt h&aacute;i lợi nhuận. Đầu tư bỏ tiền v&agrave;o bất động sản, để chờ gi&aacute; l&ecirc;n rồi b&aacute;n, l&agrave; một h&agrave;nh động l&agrave;m hại nền kinh tế, GS. Đặng H&ugrave;ng V&otilde; khuyến c&aacute;o.</p> <p>Theo giới chuy&ecirc;n m&ocirc;n, cần kiểm so&aacute;t chặt việc đẩy vốn v&agrave;o bất động sản v&igrave; rủi ro đối với lĩnh vực n&agrave;y lu&ocirc;n tiềm ẩn lớn. Ng&acirc;n h&agrave;ng Nh&agrave; nước cần c&oacute; cơ chế v&agrave; ch&iacute;nh s&aacute;ch quản l&yacute; chặt chẽ để lường trước những rủi ro trong việc cho vay bất động sản. Cuộc đổ vỡ theo &ldquo;hiệu ứng domino&rdquo; năm 2008-2009 của thị trường bất động sản vẫn c&ograve;n l&agrave; c&acirc;u chuyện đầy &aacute;m ảnh, bởi sau đ&oacute; l&agrave; sự tr&igrave; trệ của cả nền kinh tế k&eacute;o d&agrave;i nhiều năm.</p> <p>&nbsp;</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo vietnamnet.vn
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
back to top