<div> <p>"Điều này đồng nghĩa bệnh nhân có nguy cơ cao lây lan cho đội ngũ y bác sĩ điều trị cho anh ấy", bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, nhớ lại cuộc thảo luận cùng các đồng nghiệp. Khi ấy là sáng sớm 18/3, các bác sĩ lần đầu cầm trong tay kết quả xét nghiệm của bệnh nhân phi công 43 tuổi người Anh.</p> <p>Đây là bệnh nhân Covid-19 đầu tiên liên quan quán Buddha Bar & Grill tại TP HCM. Vài ngày sau, xuất hiện nhiều bệnh nhân liên quan quán bar này. Cũng thời điểm ấy, ngày 23/3, nam bác sĩ 29 tuổi của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ở Hà Nội xác định dương tính nCoV, trở thành nhân viên y tế đầu tiên bị lây nhiễm trong quá trình làm việc. Diễn biến này cho thấy nguy cơ cao y bác sĩ bị lây nhiễm chéo từ bệnh nhân Covid-19 đang điều trị. </p> <p>Là người đứng đầu khoa trực tiếp điều trị bệnh nhân nCoV, bác sĩ Phong không khỏi lo ngại khả năng lây nhiễm chéo cho đội ngũ y tế trong khoa. Nhất là khi họ vừa tiếp nhận "bệnh nhân 91" với tải lượng virus cao hơn bình thường. </p> <p>"Chúng tôi không nao núng tinh thần, nhưng không thể không cảnh giác, thận trọng hơn", bác sĩ Phong cho biết. Mỗi ngày ông đều nhắc nhở nhân viên y tế cẩn thận khâu bảo hộ cá nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn, bởi "một người không tuân thủ quy trình là ảnh hưởng đến an nguy cả tập thể còn lại".</p> <p>Nam phi công cân nặng 100 kg, cao 1,81 m, chỉ số BMI hơn 30. "Bệnh nhân trẻ tuổi, không có bệnh nền nhưng béo phì là một nguy cơ của Covid-19, không thể chủ quan", bác sĩ Phong phân tích khi người bệnh mới nhập viện.</p> <p>Khi ấy, cuộc chiến với Covid-19 vẫn còn rất mới mẻ. Còn nhiều điều về dịch tễ, về điều trị liên quan đến căn bệnh mới, các nhà nghiên cứu thế giới đang loay hoay lý giải. Tuy nhiên, phán đoán ban đầu của bác sĩ Phong với 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền nhiễm, về tình trạng bệnh nhân phi công, đã không sai.</p> <p>Khi vào viện, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, đi lại khỏe mạnh, không chịu ăn thức ăn Việt. Bệnh viện phải liên hệ nơi công tác của anh này - hãng hàng không Vietnam Airlines - hỗ trợ đặt thức ăn riêng. Vài ngày sau bệnh nhân suy hô hấp tăng dần, hỗ trợ hô hấp thở oxy mũi. Từ ngày 25/3, anh phải chuyển sang thở oxy qua mặt nạ. Đến ngày 5/4 phải thở máy xâm lấn và từ 6/4 phải can thiệp ECMO ngay tại phòng cách ly áp lực âm.</p> <p>Cả tập thể y bác sĩ trải qua chuỗi ngày muôn vàn gian nan để cứu bệnh nhân, "không còn định nghĩa về thời gian".</p> <p>"Có khi tôi không để ý hôm nay là thứ mấy, ngày mấy, vì hầu như ai cũng phải làm thêm giờ, túc trực bệnh viện thường xuyên, bất kể cuối tuần, đêm hôm", bác sĩ Phong chia sẻ. Với các bác sĩ, đó là những ngày "rất cực, rất quá tải, rất mệt", thậm chí "đến lúc ngủ cũng nằm mơ thấy phác đồ điều trị cho nam phi công".</p> <p>Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết trong quá trình điều trị, hệ miễn dịch của bệnh nhân đã phản ứng quá mức khi bị nCoV tấn công. Cơ thể tiết ra nhiều chất cytokine chống lại chính cơ thể, gây ảnh hưởng các phủ tạng. Phổi bệnh nhân vừa bị tổn thương do nCoV, vừa do chính cơ thể tiết ra chất chống viêm làm ảnh hưởng.</p> <p>Một nhóm chat online được thành lập, quy tụ những chuyên gia hàng đầu về chuyên ngành hồi sức, truyền nhiễm, huyết học, hô hấp, vi sinh lâm sàng, dược lâm sàng... tập trung theo dõi và hội chẩn về "bệnh nhân 91". Các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Chợ Rẫy như phó giáo sư Phạm Thị Ngọc Thảo, tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, tiến sĩ Phan Thị Xuân, tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, bác sĩ Nguyễn Thanh Trường... Tình hình bệnh nhân được cập nhật, thảo luận liên tục 24/7. Dù không trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, họ là những người thầm lặng đưa ra quyết định sống còn cho nam phi công.</p> <figure class="tplCaption" data-size="true" itemprop="associatedMedia image" itemscope="" itemtype="http://schema.org/ImageObject"> </figure> </div> <meta content="https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/05/20/0x1a1360-1589943372-8657-1589948689.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=PNf0E5POO3ZzQs5NZNqLXw" itemprop="url" /> <meta content="1200" itemprop="width" /> <meta content="800" itemprop="height" /> <meta content="" itemprop="href" /> <div><picture><source data-srcset="https://khds.1cdn.vn/2020/05/20/i1-suckhoe-vnecdn-net_0x1a1360-1589943372-8657-1589948689.jpg 1x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/05/20/0x1a1360-1589943372-8657-1589948689.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=KZ8i9mFH6Wy7J1_cRMYkYg 1.5x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/05/20/0x1a1360-1589943372-8657-1589948689.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=ePP15oljG8Xn8qw_68M84Q 2x" media="(min-width: 768px)" /><img alt="Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM chuẩn bị trang phục bảo hộ vào phòng chăm sóc bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Hữu Khoa." src="https://khds.1cdn.vn/2020/05/20/i1-suckhoe-vnecdn-net_0x1a1360-1589943372-8657-1589948689.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p>Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, chuẩn bị trang phục bảo hộ vào phòng chăm sóc "bệnh nhân 91". Ảnh: <em>Hữu Khoa.</em></p> </figcaption> <p><strong>Bệnh nhân khi điều trị ECMO </strong>phải dùng thuốc kháng đông heparin. Tuy nhiên anh vừa bị rối loạn đông máu do Covid-19, đồng thời mắc thêm hội chứng HIT - giảm tiểu cầu do dị ứng với heparin, nguy cơ chảy máu cao, đe dọa tính mạng. Việc điều chỉnh, chọn lựa thuốc cho anh rất khó khăn.</p> <p>Các bác sĩ hội chẩn, quyết định chuyển qua dùng thuốc kháng đông bằng tĩnh mạch. Thuốc chưa từng sử dụng tại Việt Nam, Bộ Y tế phải làm thủ tục nhập khẩu từ Đức. Trong hơn 10 ngày chờ đợi thuốc từ Đức, các chuyên gia phải dùng tạm loại thuốc Xarelto chưa từng có trong phác đồ. Đây là thuốc điều trị và dự phòng huyết khối, ít ảnh hưởng rối loạn đông máu.</p> <p><strong>Khi chuyển từ Khoa Nhiễm D về phòng áp lực âm của Khoa Hồi sức Cấp cứu</strong>, bệnh nhân được bác sĩ Dương Thị Bích Thủy, Hà Thị Hải Đường, Nguyễn Văn Thành Được, Dư Lê Thanh Xuân cùng 16 điều dưỡng khoa này phụ trách ngày đêm. Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cử các bác sĩ Ngô Việt Anh, Dư Quốc Minh Quân, Trần Hoàng An, Huỳnh Thị Thu Hiền sang bệnh viện Nhiệt đới túc trực điều trị.</p> <p>Phổi bệnh nhân cứ đông đặc nặng dần. Lần chụp CT đầu tiên hôm 12/5 thấy tình trạng xơ hóa đông đặc toàn bộ hai phổi, chỉ khoảng 10% vùng phổi còn hoạt động, bệnh nhân sẽ tử vong nếu rời máy hỗ trợ sự sống. Bộ Y tế chỉ định ghép phổi.</p> <p>Đến ngày 18/5, bệnh nhân chụp CT lần hai, xác định phổi có những dấu hiệu phục hồi 10-20%. Ngày 20/5, <span>Bộ Y tế khẳng định bệnh nhân đã được điều trị hết nCoV</span>. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn tình trạng nhiễm trùng màng phổi, nên chưa thể ghép phổi và tiếp tục điều trị nội khoa để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.</p> <p>Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, cho biết Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế thống nhất chuyển bệnh nhân sang Trung tâm Điều trị Chuyên sâu về Hồi sức Tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị.</p> <p>Ông Khuê đánh giá Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM "đã hoàn thành sứ mệnh điều trị cho bệnh nhân phi công Anh". Tổng cộng bệnh nhân điều trị Covid-19 hai tháng hai ngày, tại bệnh viện Nhiệt đới. </p> <p><strong>Đằng sau sứ mệnh </strong>đó, là những tháng ngày quên ăn quên ngủ, những gương mặt in hằn vết khẩu trang chuyên dụng của các nhân viên y tế. "Mỗi lần rời phòng bệnh, cởi bỏ lớp quần áo bảo hộ bên ngoài mới thấy quần áo bên trong ướt đẫm tự bao giờ, có thể vắt ra nước", bác sĩ Phong nói.</p> <p>Dù trải qua nhiều đợt dịch lớn như H1N1, SARS, MERS... nhưng với các bác sĩ, cuộc chiến với Covid-19 mang đến "quá nhiều những trải nghiệm lần đầu trong đời". Cả tập thể vừa mày mò điều trị, vừa chờ theo dõi, lo ngại các biến cố, biến chứng ở ca bệnh diễn biến khó lường. Bệnh nhân nhiều lần đối diện tình huống nguy kịch, như tràn khí màng phổi, xuất huyết ồ ạt khi mở khí quản thở máy...</p> <p>"Dù nhiều vất vả nhưng chúng tôi chưa lúc nào chùn bước, nản lòng, luôn sẵn sàng trong tâm thế những người tuyến đầu có cơ hội tiếp xúc ca bệnh đặc biệt", bác sĩ Phong nói. Đây cũng là lần đầu Việt Nam điều trị bệnh nhân nCoV nặng với những phác đồ chưa từng có trên thế giới, để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong "cuộc chiến chống kẻ thù rất mới".</p> <p>Nhiều bạn bè gọi điện thăm hỏi bác sĩ Phong, kể chuyện đi chợ mua cá mua rau còn nghe các tiểu thương bàn luận "bệnh nhân 91", tin tưởng bác sĩ Việt Nam cứu được nam phi công.</p> <p><span>Báo chí nước ngoài nhìn nhận Việt Nam đang cố gắng hết sức để cứu bệnh nhân</span> phi công Anh, ca ngợi các biện pháp "mạnh tay" của chính phủ.</p> <p>Hãng <em>Reuters</em> nhấn mạnh trong nỗ lực cứu mạng công dân Anh, Việt Nam "không tiếc bất cứ gì để giữ lại cuộc sống cho người đàn ông 43 tuổi". Chính phủ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng trong chiến dịch ngăn chặn nCoV. <em>Reuters</em> dẫn số <span>người mong muốn hiến phổi cho bệnh nhân phi công</span>, trong đó có một cựu chiến binh 70 tuổi tình nguyện cho phổi.</p> <p>Báo <em>New York Times</em> theo sát nỗ lực của Việt Nam trong điều trị bệnh nhân phi công: "Các bác sĩ tại Việt Nam đang hy vọng ca ghép phổi có thể cứu sống phi công người Anh, để anh ấy không trở thành ca tử vong đầu tiên tại quốc gia Đông Nam Á này".</p> <p> </p> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
63 ngày điều trị bệnh nhân phi công Anh
Tiếp nhận "bệnh nhân 91", nhân viên phòng xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cảnh báo "bác sĩ cẩn thận" do tải lượng virus của bệnh nhân cao gấp nhiều lần người bệnh khác.
Lũ đoàn Ukraine buông súng đầu hàng, lính tháo chạy hơn nửa
Mới đây, tờ Kyiv Post đã đăng tải một tin tức gây chấn động: Một lữ đoàn Ukraine được Pháp huấn luyện đã đã đầu hàng và bỏ chạy với tốc độ kỷ lục trước khi đặt chân lên chiến tuyến.
Hà Nội đang ô nhiễm thứ 5 trên thế giới, chất lượng không khí rất xấu
Chất lượng không khí Hà Nội đang ở ngưỡng không lành mạnh với chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 181, màu đỏ là ngưỡng rất xấu và được xếp là một trong những thành phố lớn trên thế giới ô nhiễm nhất.
Giáo tranh ác liệt, Lữ đoàn Ukraine thiệt hại 75% quân số ở Pokrovsk
Theo kênh Military Summary cho biết, Quân đội Nga (RFAF) đã tập trung số lượng lớn quân ở phía nam thành phố Pokrovsk và bắt đầu các đợt tấn công ác liệt. Quân Nga tung chiến thuật biển người, Lữ đoàn 150 của Ukraine mất 75% quân số trong 2 tuần.
Việt Nam sở hữu tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á
Trong triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, một lần nữa hệ thống tên lửa Scud-B, đây loại tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á, được Quân đội Việt Nam trưng bày trước công chúng.
Quảng Nam: Phà bất ngờ bị chìm, 14 người may mắn thoát nạn
Lúc 7h sáng cùng ngày, chiếc phà chở khách chạy tuyến từ thôn Bình Trung (xã Tam Hải) đi thôn Xuân Mỹ (xã Tam Hải) đang lưu thông vượt sông Trường Giang (Quảng Nam). Đến gần bờ thì phà bị phá nước nên bị chìm.
Tuyên Quang: Xác định người lái xe ô tô lao vào nhà tông chết bé gái
Cơ quan Công an xác định, anh D. là cán bộ công an thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế và ma túy Công an huyện Yên Sơn.
Quân Nga “bủa lưới” thành công, bắt đầu siết vòng vây ở Kurakhove
Mặc dù thời tiết ở khu vực miền đông Ukraine đang có tuyết rơi nhiều, nhưng Quân đội Nga (RFAF) vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công tích cực trên hướng mặt trận Kurakhove và bước vào chiến dịch tiêu diệt lực lượng đang phòng thủ bên trong.
Mặt trận Pokrovsk nóng trở lại, quân Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt
Giao tranh ở khu vực thành phố Pokrovsk, nằm ở phía tây tỉnh Donetsk của Ukraine đã nóng trở lại, sau một thời gian tạm thời đóng băng. Quân đội Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt ở khu vực phía nam thành phố.
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, mặt trận Kursk thêm căng thẳng
Mới đây, ông Trump thông báo rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine kèm theo điều kiện khiến mặt trận Kursk càng thêm căng thẳng.
Nhiều trường đại học dự kiến sẽ có thay đổi tổ hợp xét tuyển
Năm 2025, lứa thí sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thi tốt nghiệp THPT.
Từ 2025, CSGT trích xuất camera hành trình để xử phạt
Từ 1/1/ 2025, công an có thể trích xuất camera hành trình để phát hiện, xử phạt vi phạm về trật tự an toàn đường bộ.