5 phát minh vĩ đại góp phần thay đổi lịch sử nhân loại
Thùy Liên (theo Owlcation)
Cách đây hàng trăm, hàng ngàn năm, con người đã có những phát minh lớn. Nhờ những sáng chế này, cuộc sống của con người có sự thay đổi lớn và được ứng dụng rộng rãi đến ngày nay.
chia sẻ
Bánh xe là một trong những phát minh lớn góp phần thay đổi lịch sử nhân loại. Nhiều sử gia tìm được các bằng chứng cho thấy bánh xe được phát minh vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên ở khu vực Hạ Lưỡng Hà (lãnh thổ Iraq ngày nay).
Khi ấy, người Sumer cổ đại đã lắp các trục quay vào "chiếc đĩa" bằng gỗ rắn tạo thành con lăn. Phát minh này giúp họ di chuyển vật lớn và đi xa. Trong những thế kỷ tiếp theo, các nền văn minh sử dụng và cải tiến bánh xe nhằm giúp phát minh này ngày càng hoàn thiện, tiện dụng hơn.
Phát minh vĩ đại khác giúp cuộc sống của con người có sự thay đổi lớn là la bàn. Người Trung Quốc đã sáng chế ra la bàn để xác định phương hướng. Phát minh này còn gọi là xe chỉ hướng nam.
Những ghi chép đầu tiên về la bàn xuất hiện vào thời Tam Quốc (220 - 280), tức là cách đây khoảng 1.700 năm. Phát minh này được sử dụng phổ biến từ thế kỷ 11 trở đi. Theo các sử liệu, la bàn xuất hiện ở châu Âu là vào năm 1190.
Nhà khoa học người Đức Johannes Gutenberg được biết đến là người phát minh ra máy in vào khoảng thế kỷ 15. Trước đó, phương pháp in ấn cổ xưa đã có từ 6 thể kỷ trước. Khi ấy, người ta sao chép thông tin bằng cách khắc các nét chữ, hình vẽ lên một tấm gỗ, sau đó phủ mực và đặt giấy lên. Quá trình này mất rất nhiều thời gian.
Máy in do Johannes Gutenberg sáng chế đã sử dụng những chất liệu kim loại để tạo ra những chữ cái, con số, hay những ký tự rời rạc, sau đó nhập chúng vào khuôn và sắp xếp để tạo ra một thông điệp trước khi nó được in ra hàng loạt. Nhờ vậy, những bản in được tạo ra nhanh hơn, đậm nét hơn và cũng bền hơn.
Bóng đèn sợi đốt là phát minh vĩ đại của Thomas Edison. Ông đã sáng chế ra chiếc bóng đèn sợi đốt đầu tiên trên thế giới vào tháng 1/1879.
Sáng chế này ra đời đã giúp con người có thể sinh hoạt bình thường mà không cần phụ thuộc vào nguồn ánh sáng tự nhiên cũng như tiết kiệm chi phí, an toàn hơn khi sử dụng nến, đèn dầu hay đèn hồ quang chiếu sáng.
Ngày 17/12/1903, máy bay ra đời. Đây là sáng chế vĩ đại của anh em Wilbur và Orville Wright. Vào ngày hôm ấy, Orville trèo vào khoang lái của chiếc máy bay lúc đó được đặt tên “Flyer 1” rồi cất cánh từ mặt đất tại Kitty Hawk lên bầu trời.
Chuyến bay đầu tiên của nhân loại kéo dài khoảng 12 giây trước khi hạ cánh. Với sáng chế này, con người có thể hiện thực hóa mục tiêu bay trên bầu trời. Nhờ phát minh ra máy bay mà con người có thể dễ dàng di chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới trong thời gian ngắn hơn so với các phương tiện khác.
Mời độc giả xem video: Gặp gỡ Người Việt sáng chế chiếc khẩu trang đầu tiên chống lại 99% virus Sars-CoV-2. Nguồn: VTV24.
Mỗi con giáp đều phải đối mặt với thử thách trong sự nghiệp trước khi đạt được thành công. Bài viết này sẽ tiết lộ 4 con giáp sẽ vượt qua khó khăn để vươn tới đỉnh cao sự nghiệp.
Rắn bay thiên đường là một trong những loài rắn nổi tiếng và đặc biệt nhất ở Việt Nam. Với khả năng độc đáo là bay lượn trên không mà không cần cánh, loài rắn này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học.
Trong cuốn sách "Những lời tiên tri", Nostradamus đã đưa ra nhiều dự đoán về tương lai nhân loại, bao gồm thế giới năm 2025. Theo đó, nhà tiên tri người Pháp đã dự đoán về 2 sự kiện lớn có thể xảy ra.
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Dần tận hưởng niềm vui với gia đình. Trong khi đó, người tuổi Tuất hãy cẩn thận để tránh bị lừa gạt tiền bạc.
Bọ ba thùy tuổi Devon, răng voi răng kiếm thế Pleistocene, những con cù kỳ thuộc thế Holocen... là loạt hóa thạch độc đáo của các loài động vật Việt Nam, nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội.
Với thiết kế tinh xảo, chất liệu bền bỉ và các tính năng tiên tiến như SMS vệ tinh và định vị UWB, Huawei Watch Ultimate không chỉ là một công cụ công nghệ mà còn là biểu tượng của sự sang trọng và tiện ích.
Ở tuổi 80, GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng vừa vinh dự nhận giải Ramon Magsaysay (được ví là “Giải Nobel của châu Á”) vì những nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường tìm công lý cho các nạn nhân chất độc da cam.