Bạn sẽ phải trả giá bằng mạng sống nếu đụng vào những loài rắn độc nguy hiểm nhất hành tinh này.
chia sẻ
1. Rắn Boomslang: Loài rắn có tên khác là rắn cây xanh Nam Phi. Rắn này có màu xanh lá cây tươi sáng và cơ thể đẹp mắt. Khi bị đe dọa, chúng phồng cổ lên và lộ ra mảng da sáng giữa các lớp vảy.
Đây là một trong những loài rắn độc nguy hiểm nhất hành tinh. Nọc độc của rắn này gây chảy máu trong từ mắt, phổi, thận, tim và não, có thể dẫn đến tử vong.
2. Rắn Viper vảy cưa: Loài rắn này có vảy răng cưa đặc biệt. Khi bị đe dọa, chúng tạo âm thanh bằng cách cọ xát vảy răng cưa.
Nọc độc của rắn này có thể gây sưng, đau và xuất huyết. Chất kháng nọc độc nên được sử dụng ngay sau vết cắn để cứu mạng nạn nhân.
3. Rắn Hổ Mang Chúa: Loài rắn này có thị lực mạnh, có thể phát hiện người ở khoảng cách xa. Chúng có khả năng bành hai phần mang bên cạnh để tấn công.
Mỗi vết cắn cung cấp lượng nọc độc lớn, có thể gây tử vong nhanh chóng.
4. Rắn Mamba Đen: Rắn mamba đen là loài rắn nguy hiểm nhất châu Phi. Chúng có thể giết chết một người chỉ với hai giọt nọc độc.
Nọc độc của chúng gây tê liệt và ảnh hưởng đến khả năng đông máu, có thể dẫn đến chảy máu và ngừng tim.
5. Rắn Cạp Nong: Rắn cạp nong có nọc độc gây tê liệt cơ và ngăn cản cơ hoành chuyển động.
Chúng có mảng đen và vàng xen kẽ trên cơ thể và thường hoạt động vào ban đêm.
Ông Shigeru Ishiba chính thức trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản ngày 1/10/2024. Ông từng làm nhân viên ngân hàng trước khi bước chân vào con đường chính trị.
Đón sinh nhật lần thứ 100 vào ngày 1/10/2024, ông Jimmy Carter trở thành vị cựu tổng thống sống lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ, tính đến thời điểm hiện tại.
Để ứng phó với khí hậu, nhóm kiến trúc sư chọn thiết kế một tấm màn chắn gạch đục lỗ kèm lớp đệm trồng cây bao quanh căn nhà, giúp giảm nhiệt độ đồng thời tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp vào các khu vực chính.
Ngôi nhà gồm hai khối hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, định hướng theo chiều ngang. Bố cục này không chỉ tối đa hóa tầm nhìn mà còn tạo ra sự kết nối với cảnh quan.
Ngày 30/9/1959, Báo Khoa học Thường thức (tiền thân của ấn phẩm Khoa học và Đời sống hiện nay) ra đời với mục tiêu tập hợp lực lượng trí thức và đẩy mạnh hoạt động phổ biến khoa học, kỹ thuật, nâng cao dân trí.
Phòng khách trong nhà mới của Bảo Thanh thiết kế hiện đại và tối giản, có sự kết hợp giữa màu be và tông gỗ tự nhiên. Sofa màu kem đi kèm bàn trà gỗ có thiết kế bo tròn mềm mại.