Hút thuốc
Đây là hành động có dấu hiệu vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Tàn lửa từ quẹt và điếu thuốc có thể dễ dàng bén lửa khi ở trạm đổ xăng, gây ra hậu quả nghiêm trọng liên quan đến sự an toàn của nhiều người cũng như thiệt hại lớn về tài sản.
Đổ xăng dầu vào bình, can nhựa
Trên thực tế có rất nhiều người mua hoặc tích trữ xăng dầu bằng chai, lọ, can nhựa. Nhưng các chuyên gia đã phân tích chất liệu bằng nhựa có thể chứa tĩnh điện mà chúng ta không nhìn thấy được, nó cũng là nguyên nhân rủi ro gây ra cháy nổ ngoài ý muốn tại trạm đổ xăng. Và số lượng xăng dầu mang về nhà cất giữ nếu không quản lý tốt cũng vô cùng nguy hiểm, tuyệt đối phải tránh để đề phòng hỏa hoạn.
Tắt máy khi đổ xăng
Đây là việc làm cực kỳ quan trọng, đã có nhiều vụ cháy nổ khi đổ xăng do tài xế không tắt động cơ. Theo những người có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, khi đổ xăng, hơi xăng trong bình sẽ thoát ra ngoài sẽ tiếp xúc với nhiệt độ động cơ cao, truyền nhiệt tới hệ truyền động, kết hợp với tia lửa điện, rất dễ gây cháy nổ.
Khi kết thúc quá trình đổ xăng, cũng là lúc vòi xăng cắm trở lại trạm bơm, nắp bình xăng được đóng kín, tia lửa điện cũng không thoát ra ngoài được nên không thể gây cháy nổ.
Đối với xe máy, hiện nay sử dụng nắp xăng dạng mở bằng tay và không cần rút chìa khóa để mở nắp bình. Điều này khiến nhiều người quên tắt động cơ, làm tăng nguy cơ cháy nổ tại cây xăng.
Sử dụng điện thoại
Khi dừng tại trạm đổ xăng, nhiều người sẽ có thói quen rút điện thoại ra với nhiều mục đích khác nhau: xem giờ, nhắn tin, trò chuyện...mà không biết đây là điều tối kỵ. Sở dĩ việc nghe điện thoại ở trạm đổ xăng bị cấm và có thể bị xử phạt là vì hành vi này tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ rất cao. Theo các chuyên gia, trong trường hợp sử dụng điện thoại di động, sóng điện thoại có thể tác động đến mạch điện tử làm phát ra tia lửa điện, dễ gây ra hiện tượng cháy nổ khi tiếp xúc với xăng, dầu./.