4 bài thuốc cho từng giai đoạn sốt xuất huyết

Khoa học và Đời sống xin giới thiệu các thang thuốc y học cổ truyền phù hợp cho từng giai đoạn bệnh của sốt xuất huyết. Tùy theo đối tượng người lớn và trẻ em, tăng hoặc giảm liều cho phù hợp.

Các thang thuốc y học cổ truyền phù hợp cho từng giai đoạn bệnh của sốt xuất huyết.

Giai đoạn sơ khởi: Phát sốt không mồ hôi, mặt thoáng đỏ, hơi thở gấp, cổ họng khô đau, ho miệng ráo, răng khô, hơi sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, khát nước, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch phù sác.

Dùng đọt bí đao (tươi): 100g; Hạn liên thảo (tươi): 100g; Liên kiều 40g; Kim ngân hoa 40g; Kinh giới hoa 16g; Cát cánh 24g; Bạc hà 24g; Ngưu bàng tử 24g; Đạm đậu sị 20g; Cam thảo 20g; Trúc diệp 16g. Các vị sấy khô tán bột mịn. Mỗi lần uống 24g, sắc nước sôi uống. Bệnh nặng ngày sắc uống 4 lần, bệnh nhẹ ngày sắc uống 3 lần. Trẻ em tuỳ tuổi giảm liều lượng xuống 1/3 hay ½.

Giai đoạn khởi phát: Sốt cao không có mồ hôi hoặc có ít, phiền khát nước, sợ lạnh, đau đầu, ho, rêu lưỡi đỏ hoặc trắng vàng, nổi ban chẩn dưới da, mạch phù sác.

Dùng Rau sam: 12g; Lá dành dành: 12g; Cỏ mần trầu: 12g; Rau má; 12g; Lá sen: 16g; Rau ngót: 8g; Hoa mã đề: 8g; Cỏ nhọ nồi 8g; Lá duối; 8g; Lá tre 10g; Lá kinh giới (sao) 10g; Mía đỏ 20g; Cam thảo đất 4g. Cho các vị vào 600ml nước, sắc sôi 15 phút, gạn lấy nước thuốc. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày. Trẻ em tuỳ tuổi uống 1/4 - 1/2 liều người lớn.

Thuốc nam chữa sốt xuất huyết

Thuốc nam chữa sốt xuất huyết

Giai đoạn sốt cao: Sốt 39 - 40°c, sốt nóng rét, mũi khô, họng đau, đau đầu, đau mình mẩy, xuất huyết nhẹ có những nốt dạng ban ở dưới da thường gặp ở cẳng tay, bụng chân.

Dùng lá tre tươi: 30g; Cỏ mần trầu: 20g; Cam thảo đất: 20g; Cỏ nhọ nồi (sao đen): 20g; Lá Sen: 20g; Lá dâu tằm: 20g; Hương nhu: 20g; Cối xay: 20g; Chi tử: 10g. Cho các vị vào 600ml nước, sắc lấy 300ml nước thuốc, để nguôi chia làm 3 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày, mỗi ngày 1 thang. Trẻ em tuỳ tuổi uống 1/3 - 1/2 liều người lớn.

Giai đoạn sốt lui, chảy máu: Dùng Cát căn: 20g; Mạch môn: 20g; Bạch biển đậu: 20g; Hắc đậu (đỗ đen) sao: 20g; Vỏ rễ đinh lăng (sao thơm): 20g. Các vị cho vào 500ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, để nguội chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày mỗi ngày 1 thang. Trẻ em tuỳ tuổi uống 1/3-1/2 liều người lớn.

Chú ý: Nếu thấy người bệnh có hiện tượng xuất huyết như: Chảy máu cam, máu chân răng, xuất huyết đường tiêu hóa, phụ nữ kinh ra nhiều (băng kinh, rong huyết) choáng ngất, huyết áp tụt phải cho đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top