Xăng dầu ở Việt Nam được nhập ở đâu nhiều nhất?

Gần 3,1 triệu tấn xăng dầu đã được Việt Nam nhập khẩu từ đầu năm.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo báo cáo cập nhật của WiChart về một số mặt hàng xuất nhập khẩu quan trọng của Việt Nam, lượng xăng dầu nhập khẩu trong tháng 11 đã đạt 772.000 tấn, tăng 29% so với tháng trước. Dù vậy, tổng lượng nhập khẩu xăng dầu từ đầu năm mới bằng khoảng 80% so với giai đoạn trước dịch.

Trong khi đó, tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước theo ước tính đã tăng gần 10%. Khối nghiên cứu của công ty này nhận định đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt cục bộ xăng dầu xảy ra trong giai đoạn vừa qua.

Hàn Quốc là thị trường cung cấp xăng dầu lớn nhất

Trong các nguồn Việt Nam nhập khẩu xăng dầu, Hàn Quốc nổi lên là thị trường quan trọng nhất. Việt Nam đã nhập từ Hàn Quốc gần 3,1 triệu tấn xăng dầu trong năm nay, chiếm 40% tổng nguồn cung nhập khẩu. Hơn thế nữa, lượng xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc trong 11 tháng đã tăng trưởng tới 260% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự dịch chuyển nguồn cung mạnh mẽ này là nhờ mức ưu đãi thuế 10% nhận được từ hiệp định thương mại Việt Nam - Hàn Quốc. Mức thuế này thấp hơn đáng kể so với mức thuế MFN 20% (thuế áp dụng đối với hàng hóa từ các nước thành viên WTO).

Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu xăng dầu.Ảnh (dantri,WiChart).

Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu xăng dầu.Ảnh (dantri,WiChart).

Về vấn đề biến động giá, trong tháng 11 năm nay, giá nhập khẩu xăng dầu đã có nhịp hồi phục nhẹ, tăng lên mức 0,96 USD/kg, sau khi liên tục giảm từ tháng 6/2022, trùng với thời điểm giá dầu thế giới tạo đỉnh. Xu hướng giá nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong thời gian tới được dự báo vẫn sẽ giằng co do chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, vĩ mô tốt xấu đan xen.

Các thị trường lớn khác như: Malaysia nhập khẩu 956.148 tấn, trị giá 885,67 triệu USD, giảm mạnh so với con số gần 1,7 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái; nhập từ Singapore 960.508 tấn, trị giá 978,7 triệu USD, Thái Lan 877.870 tấn, trị giá 960 triệu USD, tăng gần 100.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top