Xả lũ không báo trước, Thủy điện Suối Mu vi phạm thế nào?

Trưa 9/6, Nhà máy thuỷ điện Suối Mu mở cống xả cát của đập để xả nước, thực hiện thí nghiệm các thiết bị tại nhà máy dẫn tới lưu lượng nước đổ dồn về hạ lưu thác tăng, dòng chảy mạnh khiến người dân và du khách hoảng loạn.
Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đã có báo cáo nhanh về nội dung này. Đơn vị cho hay, trong thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Lạc Sơn đón những trận mưa lớn, cục bộ dẫn tới mực nước tại các hệ thống sông suối tăng nhanh, đặc biệt khu vực miền núi tốc độ dòng chảy khá lớn.
Trưa 9/6, Nhà máy thuỷ điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) mở cống xả cát của đập để xả nước, thực hiện thí nghiệm các thiết bị tại nhà máy dẫn tới lưu lượng nước đổ dồn về hạ lưu thác tăng, dòng chảy mạnh khiến người dân và du khách hoảng loạn, tưởng nhà máy xả lũ.
Thuy dien Suoi Mu xa lu khong bao truoc, vi pham the nao?

Hình ảnh dòng nước lớn khi thủy điện Suối Mu xả lũ.

Trước thời điểm nhà máy mở cống đã thực hiện phát loa cảnh báo xả nước để người dân nắm được. Tuy nhiên, vị trí du khách và một số hộ dân sinh sống cách vị trí loa được lắp đặt tại đỉnh thác khoảng trên 2km nên không nghe thấy.
Ông Bùi Văn Hiểu - Chủ tịch UBND xã Tự Do, huyện Lạc Sơn cho biết: "Ngay sau khi nắm được thông tin, tôi đã liên lạc với thủy điện. Đơn vị này cho biết, ngày hôm đó (9/6) xả lũ để phục việc kiểm tra và có còi cảnh báo, tuy nhiên qua xác minh thì không có báo hiệu". Theo ông Hiểu, thủy điện xác nhận việc xả lũ mà không thông báo cho các hộ dân kinh doanh phía cuối suối Mu, đồng thời xin lỗi chính quyền địa phương và xin rút kinh nghiệm.
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, việc xả lũ không thông báo trước hoặc không báo mà người dân không nghe được là không đúng quy trình vận hành thủy điện. Nếu gây thiệt hại,ì các hộ dân có quyền yêu cầu nhà máy thủy điện phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Cơ quan chức năng cũng cần kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh quá trình vận hành của nhà máy thủy điện này để đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời đảm bảo tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân phía hạ lưu sông được bảo vệ.
Thuy dien Suoi Mu xa lu khong bao truoc, vi pham the nao?-Hinh-2
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội)
Luật thuỷ lợi năm 2017 quy định, tổ chức, cá nhân trước khi vận hành xả lũ phải thông báo cho chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan theo quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, Luật thủy lợi 2017 còn quy định: Hồ chứa thủy điện vận hành theo chế độ điều tiết ngày phải có giải pháp bảo đảm công trình thủy lợi ở hạ du hoạt động bình thường.
Bởi vậy, nếu doanh nghiệp vận hành thủy điện mà không tuân thủ quy định của pháp luật về xả lũ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của tổ chức và nhân dân thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra, người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo luật sư Cường, trong vụ việc nêu trên, công ty vận hành thủy điện cho rằng họ đã thông báo bằng loa phát thanh, tuy nhiên người dân dưới hạ nguồn không nghe thấy. Vấn đề này cơ quan chức năng cần phải có giải thích, quán triệt với đơn vị vận hành thủy điện, việc thông báo phải được thực hiện trong khoảng thời gian phù hợp để người dân có thời gian sơ tán tài sản, tránh trú để tránh lũ cuốn, chính quyền địa phương cũng phải nhận được thông báo bằng văn bản để có phương án cứu nạn, hỗ trợ người dân khi xả lũ.
Nếu thông báo không đúng quy định, tổ chức cá nhân không nhận được thông tin thì coi như không thông báo và đơn vị vận hành thủy điện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi thiệt hại có thể xảy ra đối với các tổ chức cá nhân khi thực hiện hoạt động xả lũ. Bởi vậy, trong trường hợp này, nếu các hộ dân, doanh nghiệp có thiệt hại thì có quyền yêu cầu đơn vị vận hành thủy điện phải bồi thường thiệt hại, nếu không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện để tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm video: Thủy điện xả lũ, Đồng Nai di tản hơn 700 hộ dân

Nguồn: ĐTHĐT.

Theo Đời sống
back to top