WHO cảnh báo năm Covid-19 thứ hai chết chóc hơn nhiều

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, năm thứ hai của đại dịch Covid-19 có thể sẽ chết chóc hơn nhiều so với năm đầu tiên.

<div> <figure class="image align-center"><img alt="WHO cảnh báo năm Covid-19 thứ hai chết chóc hơn nhiều - 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/15/icdn-dantri-com-vn_who-1621042299471.jpg" title="WHO cảnh báo năm Covid-19 thứ hai chết chóc hơn nhiều - 1" /> <figcaption>Tổng gi&aacute;m đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters).</figcaption> </figure> <p>&quot;Ch&uacute;ng ta đang tr&ecirc;n đ&agrave; năm <span>Covid-19</span> thứ hai chết ch&oacute;c hơn nhiều so với năm đầu ti&ecirc;n&quot;, Tổng gi&aacute;m đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ph&aacute;t biểu tại một cuộc họp b&aacute;o ng&agrave;y 14/5. &Ocirc;ng Tedros nhấn mạnh, kết hợp giữa đẩy mạnh ti&ecirc;m chủng vắc xin với c&aacute;c biện ph&aacute;p ph&ograve;ng dịch l&agrave; c&aacute;ch duy nhất để thế giới tho&aacute;t đại dịch.</p> <p>&Ocirc;ng Tedros n&oacute;i, cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay ở Ấn Độ l&agrave; mối lo ngại lớn. Ấn Độ hiện l&agrave; t&acirc;m dịch lớn thứ hai thế giới v&agrave; đang phải đối mặt với l&agrave;n s&oacute;ng b&ugrave;ng ph&aacute;t Covid-19 nghi&ecirc;m trọng nhất từ trước đến nay. T&iacute;nh đến ng&agrave;y 14/5, Ấn Độ ghi nhận hơn 24 triệu ca mắc, trong đ&oacute; hơn 250.000 người đ&atilde; tử vong.</p> <p>Ấn Độ chiếm phần lớn số ca nhiễm v&agrave; số ca tử vong v&igrave; Covid-19 to&agrave;n cầu trong khoảng 1 th&aacute;ng trở lại đ&acirc;y. T&iacute;nh đến nay, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 160 triệu ca mắc, trong đ&oacute; hơn 3,3 triệu người đ&atilde; tử vong v&igrave; đại dịch n&agrave;y chỉ sau hơn 1 năm.</p> <p>Tại cuộc họp b&aacute;o h&ocirc;m qua, người đứng đầu WHO k&ecirc;u gọi một số quốc gia gi&agrave;u c&oacute; chia sẻ nguồn vắc xin ngừa Covid-19 cho c&aacute;c nước kh&aacute;c thay v&igrave; ti&ecirc;m chủng cho trẻ em v&agrave;o thời điểm n&agrave;y. &quot;T&ocirc;i hiểu tại sao một số nước muốn ti&ecirc;m chủng cho trẻ em v&agrave; thanh thiếu ni&ecirc;n, nhưng hiện giờ t&ocirc;i k&ecirc;u gọi họ c&acirc;n nhắc lại, thay v&agrave;o đ&oacute; h&atilde;y chia sẻ với COVAX&quot;, &ocirc;ng Tedros n&oacute;i.</p> <p>COVAX l&agrave; một s&aacute;ng kiến được WHO đưa ra v&agrave; dẫn đầu nhằm mục ti&ecirc;u th&uacute;c đẩy hợp t&aacute;c quốc tế trong việc nghi&ecirc;n cứu, ph&aacute;t triển v&agrave; ph&acirc;n phối vắc xin Covid-19, gi&uacute;p c&aacute;c nước thu nhập thấp c&oacute; cơ hội tiếp cận vắc xin. Mục ti&ecirc;u của COVAX l&agrave; cung cấp 2 tỉ liều vắc xin COVID-19 v&agrave;o cuối năm 2021 cho những người cần được ti&ecirc;m vắc xin nhất tr&ecirc;n to&agrave;n thế giới.</p> <p>&quot;Ở c&aacute;c nước c&oacute; thu nhập thấp v&agrave; trung b&igrave;nh, nguồn cung <span>vắc xin Covid-19</span> kh&ocirc;ng đủ thậm ch&iacute; để ti&ecirc;m chủng cho đội ngũ y tế v&agrave; c&aacute;c bệnh viện c&oacute; qu&aacute; nhiều người cần hỗ trợ khẩn cấp&quot;, &ocirc;ng Tedros cho hay.</p> <p>Theo số liệu của <em>AFP,</em> gần 1,4 tỉ liều vắc xin Covid-19 đ&atilde; được sử dụng ở &iacute;t nhất 210 quốc gia v&agrave; v&ugrave;ng l&atilde;nh thổ tr&ecirc;n thế giới. Trong đ&oacute;, khoảng 44% sử dụng ở c&aacute;c nước c&oacute; thu nhập cao chiếm 16% d&acirc;n số thế giới. Chỉ 0,3% được sử dụng ở 29 quốc gia c&oacute; thu nhập thấp nhất chiếm 9% d&acirc;n số thế giới.</p> <p><strong>Minh Phương</strong><br /> Theo <em>AFP</em></p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo dantri.com.vn
back to top