Vụ phun trào núi lửa "như bom nguyên tử" ở Tonga có điều bất thường?

Các chuyên gia đang cố gắng phân tích vụ phun trào của núi lửa dưới đáy biển Tonga nhằm dự đoán những diễn biến tiếp theo, sau đợt phun trào "mạnh ngang bom nguyên tử" cuối tuần qua.

Vụ phun trào của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ở đáy biển Thái Bình Dương (gần đảo chính của Tonga) hôm 15/1 đã phát ra tiếng nổ có thể nghe thấy ở những nơi cách xa hàng nghìn km

nui-luastuff-1642469314475.jpg

Khói bụi bốc lên cao khi núi lửa phun trào (Ảnh: Stuff)

Tại Fiji, quốc đảo cách Tonga khoảng 800km, người dân nghe thấy những tiếng nổ như sấm rền. Thậm chí người dân ở New Zealand cách đó khoảng 2.000km cũng nghe thấy tiếng nổ. Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ cho biết, tiếng nổ từ vụ phun trào có thể nghe thấy ở vị trí cách đó gần 10.000km.

Ông Geoff Kilgour, một nhà khoa học về núi lửa của New Zealand, nhận định việc tiếng nổ của núi lửa có thể vang xa như vậy là điều bất thường. Sự việc này chỉ được ghi nhận vài lần trong lịch sử. 

Theo thông tin từ nhiều chuyên gia nghiên cứu về núi lửa, núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Ha'apai đã nhiều lần phun khí trong khoảng một tháng trước khi magma bên trong dâng cao dần cùng nhiệt độ lên tới 1.000 độ C gặp nước biển và gây ra vụ nổ lớn. Tuy nhiên, họ cũng lo ngại rằng, với quy mô như vậy, rất có thể có những yếu tố nguy hiểm khác tác động đến, không chỉ đơn giản là do magma nóng hàng nghìn độ gặp nước biển lạnh.

Vụ phun trào đã kéo theo sóng thần ở nhiều quốc gia ven Thái Bình Dương và được cho là gây thiệt hại nặng nề cho quốc đảo Tonga khiến hệ thống cáp quang, viễn thông liên lạc bị phá hủy.

Video Vụ núi lửa phun trào dữ dội nhất thế kỷ 21, như "bom nguyên tử" ở Tonga

Các chuyên gia lo ngại sẽ có thêm các đợt phun trào khác hoặc dư chấn khác trong thời gian tới, thậm núi lửa Tonga-Hunga Ha'apai có thể gây ảnh hưởng lớn đến khí hậu trong nhiều năm tới.

Trong khi đó, việc dự đoán hoạt động của núi lửa Tonga-Hunga Ha'apai đang gặp trở ngại lớn do vụ nổ hôm 15/1 đã phá hủy miệng núi lửa, khiến miệng núi lửa này chìm hẳn xuống dưới mặt biển khiến cho việc theo dõi qua vệ tinh trở nên khó khăn hơn. Các thiết bị giám sát hoạt động của núi lửa dường như cũng bị phá hủy hoàn toàn sau đợt phun trào.

Theo Đời sống
back to top