Vụ diễn viên Ngọc Lan - Manulife: Góc khuất bảo hiểm... dễ ngậm trái đắng

Mới đây, diễn viên Ngọc Lan khóc nức nở livestream phản ánh, cô có tham gia đóng bảo hiểm với Công ty MVI Life Vụ diễn viên Ngọc Lan - Manulife: Góc khuất bảo hiểm... dễ ngậm trái đắng với mức chi phí là 700 triệu đồng/năm.

Với mức chi phí là 700 triệu đồng/năm, nhưng cô phát hiện thời gian đóng phí và con số nhận về không như tư vấn. Cô cho rằng, tư vấn mập mờ và dụ dỗ ký hợp đồng với nhiều thông tin không đúng.

Khoa học & Đời sống đã có cuộc trao đổi với Luật sư Mai Thảo – Phó Giám đốc TAT Law firm và TS.LS Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp.

Bảo hiểm là kinh doanh đa cấp?

Một số ý kiến cho rằng, bảo hiểm là kinh doanh đa cấp, các luật sư nhìn nhận thế nào?

Luật sư Mai Thảo: Công ty bảo hiểm thường có 3 kênh bán hàng: Đại lý, nhân viên trực thuộc công ty bảo hiểm, ngân hàng… Về bản chất, hoạt động, kinh doanh bảo hiểm không phải là hình thức kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên, hiện nay một số ý kiến cho rằng bảo hiểm là kinh doanh đa cấp, tôi cho rằng có nhiều nguyên nhân: Có thể do cách tiếp cận của nhân viên tư vấn bảo hiểm tới khách hàng chưa chuẩn mực, hoặc do một số người chưa hiểu cũng như chưa có cái nhìn thiện cảm đối với ngành bảo hiểm.

Luật sư Mai Thảo thông tin

Luật sư Mai Thảo thông tin

Luật sư Đặng Văn Cường: Bản chất bảo hiểm là mạng lưới các quan hệ kinh tế được hình thành trong quá trình phân phối giá trị tổng sản phẩm xã hội, với mục đích bù đắp tổn thất cho người được bảo hiểm và đảm bảo hoạt động sản xuất được diễn ra thường xuyên, liên tục (không có thoả thuận về “hoa hồng”). Khác với bán hàng đa cấp là thường lôi kéo mọi người bằng hình thức quảng cáo với mức hoa hồng “trên trời” để dụ người mua. Do đó, bảo hiểm không được coi là kinh doanh đa cấp.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng bảo hiểm là kinh doanh đa cấp bởi bảo hiểm được cung cấp đến tay khách hàng thông qua mạng lưới kinh doanh tiếp thị, hay còn gọi là tiếp thị đa cấp. Bảo hiểm tại Việt Nam hiện được phân phối qua bên trung gian khá nhiều do đó nhiều người nhầm hoạt động bảo hiểm cũng giống mô hình đa cấp.

Ma trận hợp đồng, không phải khách hàng nào cũng hiểu

Bảo hiểm được ví như ma trận khi có quá nhiều nội dung, thông tin khiến đa số khách hàng bỏ qua khi xem hợp đồng mà chỉ tin lời nhân viên bán bảo hiểm?

Luật sư Mai Thảo: Trên thực tế, hợp đồng bảo hiểm đúng như một ma trận vì rất nhiều trang, nhiều điều khoản phức tạp, sử dụng nhiều ngôn ngữ đặc thù và chuyên ngành khiến khách hàng khó lòng có đủ kiên nhẫn để đọc hợp đồng. Để hiểu được hợp đồng, khách hàng cần phải có khối lượng kiến thức nhất định. Do vậy, phần lớn khách hàng thường nghe theo lời tư vấn của nhân viên bán bảo hiểm. Nhân viên bán hàng vì mong muốn ký được hợp đồng bảo hiểm mà tư vấn không đúng hoặc không đầy đủ bản chất sự việc, khách hàng tin lời của nhân viên bán bảo hiểm mà không xem kỹ và hỏi rõ ràng các điều khoản Hợp đồng, người chịu rủi ro trong trường hợp này chắc chắn là khách hàng.

Luật sư Đặng Văn Cường: Bản chất hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên và được ghi nhận trên cơ sở tự nguyện. Trước khi ký kết Hợp đồng khách hàng phải hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình, các hậu quả pháp lý có thể xảy ra và quyết định có ký kết hay không. Khi đã ký kết vào Hợp đồng, trách nhiệm pháp lý đã phát sinh và hai bên phải thực hiện, tuân thủ theo các điều khoản đã ký kết trên cơ sở quy định pháp luật. Nếu những điều khoản thỏa thuận trong Hợp đồng mà vi phạm điều cấm hay trái đạo đức xã hội, điều khoản đó sẽ vô hiệu.

Ý kiến Luật sư Đặng Văn Cường

Ý kiến Luật sư Đặng Văn Cường

Trường hợp nhân viên tư vấn bảo hiểm tư vấn một đằng nhưng các nội dung trong hợp đồng một nẻo, giao dịch có thể bị vô hiệu do lừa dối theo điều 127 Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra, nghĩa vụ chứng minh thuộc về khách hàng.

Đạo đức nhân viên bảo hiểm

Vụ việc diễn viên Ngọc Lan cho thấy, nhân viên bảo hiểm cứ bán cho bằng được, bỏ qua đạo đức nghề nghiệp, không quan tâm khách hàng sẽ nhận hiệu quả hay hậu quả gì dẫn đến nhiều hệ lụy?

Luật sư Đặng Văn Cường: Thông thường, với lý do muốn bán được bảo hiểm, tư vấn viên hay nhân viên bán bảo hiểm thường chỉ tư vấn kỹ quyền lợi của khách hàng mà ít khi nói đến trách nhiệm hoặc rủi ro sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Do đó, khi xem xét để ký hợp đồng bảo hiểm, ngoài quyền lợi được tư vấn, khách hàng cần phải đọc kỹ hợp đồng để xác định những rủi ro, hệ quả pháp lý có thể xảy ra trước khi quyết định ký Hợp đồng.

Luật sư Mai Thảo: Nhân viên bán bảo hiểm để có được hợp đồng, có doanh thu đã bằng mọi cách tiếp cận khách hàng, bán bằng được hợp đồng bảo hiểm nhưng không xem xét nhu cầu cầu thực sự của khách hàng là bảo vệ sức khỏe và tính mạng hay đầu tư tài chính. Do đó, dẫn đến nhiều hệ lụy như khách hàng mất niềm tin đối với bảo hiểm. Thực tế đã xảy ra nhiều tình huống do không tìm hiểu kỹ điều khoản hợp đồng bảo hiểm mà chỉ nghe theo nhân viên tư vấn nên khách hàng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng như thời gian đóng bảo hiểm lâu, rơi vào các trường hợp loại trừ, giá trị hoàn toàn thấp khi rút trước hạn... Nhiều trường hợp khách hàng đã bức xúc, xảy ra tranh chấp khi sự kiện bảo hiểm không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng.

Khuyến cáo với khách hàng mua bảo hiểm

Luật sư có những khuyến cáo gì với khách hàng mua bảo hiểm?

Luật sư Đặng Văn Cường: Sự việc của diễn viên Ngọc Lan đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với nhiều người khi tham gia bảo hiểm mà không xem xét kỹ các điều khoản trong Hợp đồng cũng như hậu quả pháp lý từ Hợp đồng bảo hiểm ký kết.

Do đó, không chỉ với giao dịch bảo hiểm mà bất cứ giao dịch nào khách hàng cũng cần phải đọc kỹ để hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trước khi ký kết, xác lập giao dịch, không thể cứ ký kết Hợp đồng sau đó phát sinh vấn đề thì cho rằng do chưa được đọc kỹ Hợp đồng.

Trước khi tham gia bảo hiểm, khách hàng nên xem xét loại bảo hiểm mình mua là loại hình nào, được pháp luật quy định ra sao, với loại hình này thì quyền lợi bảo hiểm là gì, thời hạn Hợp đồng ra sao, quyền và nghĩa vụ của các bên như thế nào, hậu quả pháp lý và rủi ro có thể xảy ra, trường hợp nào được hoàn tiền hay các trường hợp bảo hiểm từ chối chi trả… Từ đó chọn lựa sản phẩm bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu.

Luật sư Mai Thảo: Khi ký hợp đồng bảo hiểm, khách hàng xác định rõ nhu cầu của mình, đọc kỹ hợp đồng và hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đồng thời yêu cầu nhân viên bán bảo hiểm giải thích cụ thể, rõ ràng, sau khi xem xét đồng bộ mọi khía cạnh thấy phù hợp thời gian, số tiền, quyền lợi được hưởng, tránh sự bất bình hay nhầm lẫn đáng tiếc. Đối với các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn, khách hàng cũng nên đối chiếu thông tin trên nhiều kênh, không chỉ tin vào lời của nhân viên bảo hiểm, mà nên tìm tới các văn phòng Luật sư để được tư vấn, hỗ trợ.

Xin cảm ơn các luật sư về cuộc trao đổi trên!

Theo Đời sống
Có nên dùng hoa vạn thọ chế biến món ăn?

Có nên dùng hoa vạn thọ chế biến món ăn?

Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video chế biến món ăn từ hoa vạn thọ. Chỉ cần gõ từ khóa “ăn hoa vạn thọ”, “mì tôm hoa vạn thọ”… sẽ cho ra một loạt kết quả với hàng chục video khác nhau.
back to top