Cụ thể, yêu cầu một số ngân hàng rà soát và báo cáo hoạt động cho vay, bảo lãnh dự thầu đối với các khách hàng tham gia/trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. HCM.
Sau băn bản này đã có ngân hàng Vietcombank lên tiếng về việc không cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, đầu tư trái phiếu…) cho việc tham gia đấu giá các dự án tại Thủ Thiêm.
Sau đó là Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng khẳng định đã rà soát và khẳng định không cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, đầu tư trái phiếu…) cho các khách hàng để tham gia đấu giá/trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở Thủ Thiêm.
Như vậy, đến thời điểm này đã có 2 ngân hàng là Vietcombank và SHB lên tiếng về sự việc liên quan.
Theo tìm hiểu, phiên đấu giá đất Thủ thiêm ngày 10/12 tại TP. HCM, Bốn công ty trúng đấu giá 4 lô đất thuộc khu chức năng số 3, Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã có thông báo nộp tiền.
Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt, đơn vị trúng đấu giá lô 3 - 12 có diện tích hơn 10.059 m2, sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước 24.500 tỷ đồng.
Công ty TNHH thương mại Bình Minh, đơn vị trúng đấu giá lô 3 - 9 có diện tích hơn 5.000 m2, sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước 5.026 tỷ đồng.
Công ty CP Sheen Mega, đơn vị trúng lô đất 3 - 8 có diện tích 8.500 m2 sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước 4.000 tỷ đồng.
Cuối cùng là Công ty CP Dream Republic, đơn vị trúng đấu giá lô đất 3 - 5 có diện tích hơn 6.446 m2 sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước 3.820 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mới đây, Tân Hoàng Minh đã có văn bản xin đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 24.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm.
Như vậy, theo Luật Đấu giá tài sản, Công ty Ngôi Sao Việt sẽ mất khoản tiền đặt trước là gần 588,5 tỷ đồng. Theo khoản 5 Điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, khoản tiền đặt trước này sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản, sẽ thuộc về ngân sách nhà nước.