Việt Nam là điểm nóng trung chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã

Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia trung chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD). Từ 2018 đến tháng 9/2022, các vi phạm tập trung tại Hà Nội (128 vụ), Nghệ An (55 vụ), Quảng Ninh (30 vụ), Hà Tĩnh (29 vụ) và TP HCM (28 vụ).
Do vị trí địa lý thuận lợi, các đối tượng lợi dụng Việt Nam làm tuyến đường trung chuyển để buôn bán trái phép các loài ĐVHD. Các hoạt động vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của các loài ĐVHD trong tự nhiên và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
891 loài động vật hoang dã ở Việt Nam bị đe dọa tuyệt chủng
Từ 2018 – T9/2022, ghi nhận từ nguồn báo chí, có ít nhất 630 vụ vi phạm cả hành chính và hình sự. Ít nhất 14.775 cá thể ĐVHD và sản phẩm từ chúng như xương, da, sản phẩm chế tác - tổng khối lượng 89.562,51kg.
Trong khi đó, theo thống kê của Tổ chức Wifdlife Conservation Society (WCS), từ năm 2019 đến nay, số bài điều tra theo nguồn báo chí mới chỉ chiếm khoảng 10,6% trong tổng số bài viết liên quan đến chủ đề buôn bán trái pháp luật ĐVHD.
Hiện nay, Việt Nam có 891 loài ĐVHD đang bị đe dọa tuyệt chủng. Sách đỏ Việt Nam 2007 ghi nhận 116 loài đang ở mức nguy cấp rất cao và 6 loài chuyển từ mức nguy cấp khác nhau lên mức coi như đã tuyệt chủng gồm tê giác Java, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá sấu hoa cà, huơu sao. Trong đó, ít nhất 30 loài bị buôn bán phổ biến bao gồm: tê tê, voi, hổ, tê giác, rùa và các loài khác như cầy, rắn, khỉ,...
Viet Nam la diem nong trung chuyen, tieu thu dong vat hoang da
Bà Hoàng Bích Thủy – Giám đốc Tổ chức WCS tại Việt Nam. (Ảnh: Việt An)
Bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc tổ chức WCS chương trình Việt Nam nhận định, cùng với nạn buôn bán, nguy cơ và tỷ lệ bệnh truyền nhiễm liên quan đến ĐVHD ngày càng tăng. Đặc biệt, nguy cơ này liên quan trực tiếp đến thái độ và hành vi tiêu thụ ĐVHD ở Việt Nam.
Một khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn – Viên Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông, tiêu dùng thịt ĐVHD hiện vẫn còn phổ biến mặc dù có giảm trong thời gian qua: số lần ăn là 7 lần/năm và chi khoảng 400k/người/lần vào thời điểm trước dịch COVID-19.
Người tiêu dùng chủ yếu trong độ tuổi 20-49, chủ yếu là nam (chiếm ¾), ở cả thành thị và nông thôn. Trong đó, một nửa số người ăn thịt ĐVHD phân biệt được thú rừng và thú nuôi nhưng tới 2/3 chấp nhận ăn thú nuôi thay thế, chỉ có 1/3 là chỉ ăn thịt thú rừng.
Trong 2 năm covid, từ 2020-2021 số vụ việc vi phạm có xu hướng giảm, tuy nhiên, từ năm 2021-2022, tình hình vi phạm có xu hướng tăng lên ở các mặt hàng sừng tê tê, sừng tê giác. Như vậy, có thể thấy, đại dịch có ảnh hưởng đến hành vi của con người trong tiêu thụ, sử dụng ĐVHD.
Nang cao năng lực của nhà báo nữ trong báo chí điều tra về bảo vệ động vật hoang dã
Trong 2 ngày 21 và 22/10 tại Nam Định, Tổ chức Wifdlife Conservation Society (WCS) kết hợp với Khoa Phát thanh truyền hình, Học viện Báo chí & Tuyên truyền (Hà Nội) thực hiện chương trình tập huấn với chủ đề “Nâng cao năng lực của nhà báo nữ trong điều tra, xây dựng tin bài về buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã”. Tham dự lớp tập huấn có 20 phóng viên, nhà báo nữ đến từ các cơ quan thông tấn, báo chí khu vực miền Bắc và miền Trung.
Viet Nam la diem nong trung chuyen, tieu thu dong vat hoang da-Hinh-2
Chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực của nhà báo nữ trong điều tra, xây dựng tin bài về buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã”. (Ảnh: Việt An)
PGS, TS Đinh Thị Thu Hằng, Trưởng khoa PTTH – Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh: "Chủ đề tập huấn năm nay đặc biệt dành cho nhà báo nữ. Các nhà báo nữ phần lớn là những người giàu cảm xúc, có thể mang ngòi bút để tuyên truyền, lên án tình trạng săn bắt và có dấu hiệu tuyệt chủng ở những loài động vật hoang dã quý hiếm".
ThS Đinh Ngọc Sơn, Phó trưởng Khoa PTTH và TS Nguyễn Nga Huyền, giảng viên Khoa PTTH chia sẻ các kỹ năng thực hiện phóng sự điều tra. Đồng thời các phóng viên, nhà báo nữ cũng được thảo luận, thực hiện những bài tập nhóm những về những tình huống giả định; chia sẻ cách vượt qua rào cản mà nhà báo nữ gặp phải trong quá trình tác nghiệp, cách nhận biết và cách “thoát vai” khi gặp nguy hiểm trong quá trình xâm nhập điều tra...
Cũng trong khuôn khổ chương trình, các nữ nhà báo đã lắng nghe những kinh nghiệm thực tế của nhà báo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, nhà báo Hoàng Chiên, Báo Dân Việt; nữ nhà báo Hồ Vĩnh Phú, kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam và tìm hiểu thực địa công tác bảo vệ ĐVHD và tài nguyên rừng tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định).
Theo Đời sống
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top