Năm 2021, tỷ lệ khách hàng Việt Nam dùng các công cụ ngân hàng số ít nhất một lần trong tháng đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2017 - 2021, từ 41% lên 82%.
Tỷ lệ sử dụng công nghệ tài chính và ví điện tử của Việt Nam tăng từ 16% trong năm 2017 lên 56% vào năm 2021. Chính vì vậy, 42% ngân hàng Việt Nam sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số, 28% đã triển khai chiến lược số hóa trong hoạt động kinh doanh.
Kết quả khảo sát của NHNN cho thấy, 95% tổ chức tín dụng ở Việt Nam đã xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi số hoặc trong quá trình hoàn thiện. Việc chuyển đổi này được khách hàng đón nhận rất hiệu quả.
OCB sau khi triển khai định danh điện tử (eKYC), tỷ lệ giao dịch online từ đầu năm đến nay tăng tới 269%, tương đương gấp gần 3,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng ứng dụng OCB OMNI đạt hơn 1 triệu người.
Hay tại ngân hàng MSB sau khi sử dụng một ứng dụng thuần số hiện đại, chỉ sau 3 tháng ra mắt (kể từ tháng 12/2020) đã thu hút hàng chục nghìn người dùng và dự kiến đến cuối năm nay. Dự kiến, TNEX sẽ có hơn 500 nghìn khách hàng cá nhân và gần 15 nghìn khách hàng là hộ kinh doanh.
Với sự phát triển này, Việt Nam đặt tham vọng tới năm 2030, ít nhất 70% các nghiệp vụ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường số.
Theo các ngân hàng, Trước khi Covid xuất hiện, tỷ lệ đón nhận số hóa của Việt Nam còn khá thấp. Chỉ đến khi Việt Nam áp dụng biện pháp giãn cách lần đầu vào tháng 4/2020, người dân mới nhận ra tầm quan trọng của ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ trên mạng.
Theo Ernst & Young, khoảng 85% người tiêu dùng đã sử dụng ứng dụng thương mại điện tử trên điện thoại thông minh để mua sắm hàng hóa, dịch vụ ít nhất một lần một tuần. 44% người tiêu dùng đã mua hàng hóa và dịch vụ trên các kênh mạng xã hội khi đại dịch xuất hiện.
Hiện nay, ngoài ngân hàng, giáo dục đang là lĩnh vực có tốc độ chuyển đổi công nghệ số đứng thứ 2 Việt Nam.
Y tế, bất động sản, nông nghiệp... cũng đều là những ngành có chuyển đổi công nghệ số mạnh mẽ.