<div> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2020/09/05/84/baochinhphu-vn_tta_7202-1-1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp.</td> </tr> </tbody> </table> <p>Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền LHQ ra đời từ năm 2008 và là một trong những thành công nổi bật, được xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công bằng, không phân biệt, thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia.</p> <p>Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết theo cơ chế UPR, trong đó có việc triển khai các khuyến nghị UPR đã chấp thuận. Trong chu kỳ III, Việt Nam đã nhận được 291 khuyến nghị từ 122 nước và đã chấp thuận 241 khuyến nghị trong số đó.</p> <p>Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung khẳng định với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam rất coi trọng và tham gia đầy đủ, nghiêm túc vào cơ chế UPR ngay từ chu kỳ I (2009). Việc thực hiện các khuyến nghị UPR cũng đã mang lại những tác động đến mọi mặt đời sống xã hội ở Việt Nam, như hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân. </p> <p>Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc tham gia hiệu quả trong cơ chế UPR cũng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhất là việc ban hành các kế hoạch tổng thể để thực hiện các khuyến nghị qua các chu kỳ.</p> <p>Ông Lê Hoài Trung cũng lưu ý về những thách thức mới đối với việc bảo đảm quyền con người và thực hiện các khuyến nghị UPR, trong đó có dịch COVID-19, đồng thời khẳng định quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề này, với sự đồng lòng, chung sức của chính quyền và người dân, cũng như sự hợp tác, hỗ trợ của các đối tác quốc tế.</p> <p>Cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong tham gia cơ chế UPR được ghi nhận và đánh giá cao trong phát biểu của đại diện LHQ tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen (đại diện thường trú của UNDP Việt Nam. Bên cạnh đó, bà Wiesen đề xuất trong thời gian tới cần việc lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bảo đảm sự tham gia đóng góp của người dân… trong công tác này. </p> <p>Tại hội thảo, đại diện của Bộ Ngoại giao và một số bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ… đã giới thiệu về Kế hoạch tổng thể thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III Việt Nam đã chấp thuận được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1974/QĐ-TTg ngày 31/12/2019, cũng như chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hữu ích về về vai trò các cơ quan LHQ trong hỗ trợ triển khai thực hiện các khuyến nghị UPR; cam kết, nỗ lực của các cơ quan của Việt Nam về thực hiện các khuyến nghị UPR trong một số lĩnh vực then chốt; các giải pháp về tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền con người ở Việt Nam, nhất là đối với thanh niên…</p> <p>Các ý kiến trao đổi tại hội thảo, trong đó có nhiều đề xuất về biện pháp tăng cường hiệu quả thực hiện khuyến nghị UPR cũng như khuyến khích sự tham gia của các bên thụ hưởng đã được các bộ, ngành tiếp thu, bổ sung trong lộ trình thực hiện Kế hoạch tổng thể và các kế hoạch theo ngành, lĩnh vực.</p> <p> </p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Việt Nam coi trọng và tham gia nghiêm túc các cơ chế, chính sách bảo vệ quyền con người
Ngày 4/9, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam tổ chức Hội thảo thông tin về kế hoạch tổng thể thực hiện các khuyến nghị theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ III Việt Nam đã chấp thuận.
Thấy gì từ chuyện lao động nhập cư…rời phố, về quê?
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi: Tại sao dòng người lao động nhập cư đang dần rời xa các đô thị lớn? Điều này có ý nghĩa gì với tương lai của phát triển đô thị và chính sách quốc gia?
Nguy cơ mất rừng từ dự án du lịch vườn Quốc gia Tam Đảo
Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đang xin đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái số 2, tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc với quy mô rộng 68ha.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm những tháng cuối năm
Thời điểm cuối năm, lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ dàng xâm nhập và trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất ATTP rất lớn.
ĐBQH: Cần chế tài mạnh hơn với hành vi lan truyền thông tin xấu độc
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn nữa mới đủ sức răn đe với hình thức lan truyền thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Sân bay Long Thành thêm đường cất hạ cánh số 3
Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội và cần đi bằng "hai chân" thì mới giữ được vị thế.
Cơ chế đã có mà vẫn thiếu thuốc, là do thiếu trách nhiệm?
Đại biểu đặt câu hỏi, điểm nghẽn về cơ chế đã tháo gỡ, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu thuốc ở một số số cơ sở khám chữa bệnh có phải do thiếu tinh thần trách nhiệm trong đấu thầu?
Mong làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế trong quản lý quảng cáo TPCN tràn lan
ĐBQH mong Bộ trưởng Đào Hồng Lan có câu trả lời rõ hơn về trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong việc để xảy ra tình trạng quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng tràn lan.
Chiến lược giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng công nghệ toàn cầu
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công vượt bậc của các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn từ những nắp cống lồi, lõm trên đường
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn tồn tại hàng chục nghìn nắp cống thoát nước, cáp viễn thông... được lắp đặt dưới lòng đường, trong đó nhiều cái qua thời gian cùng sự tác động của sức nặng phương tiện, đã bị hư hỏng, kênh vênh, lồi lõm.
Temu lần 2 bị cáo buộc lừa đảo
Ủy ban châu Âu, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia châu Âu phát hiện Temu có các hoạt động bất hợp pháp như thổi phồng giảm giá và đánh giá sản phẩm.