Việt Nam cần nâng cao giá trị doanh nghiệp trong nước

(khoahocdoisong.vn) - Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết thông tin này tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 vừa diễn ra. Theo đó, qua khảo sát của WB, chỉ có 9% doanh nghiệp Việt có chứng chỉ chất lượng quốc tế.

Theo ông Ousmane Dione, Việt Nam là nền kinh tế nhận được FDI nhiều và đang trở thành một trung tâm sản xuất của khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp FDI không chỉ tăng vốn mà còn tạo hàng triệu việc làm trực tiếp, gián tiếp, mang đến tỷ trọng xuất khẩu đáng kể. Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ tiếp cận tham gia chuỗi sản xuất của thế giới, chưa gặt hái được lợi ích của việc hội nhập quốc tế cho doanh nghiệp nội.

Đáng lo ngại, tỷ trọng giá trị nội địa của Việt Nam hiện đã giảm theo thời gian, đóng góp của Việt Nam thấp trong các sản phẩm xuất khẩu cao, giá trị nội địa sản phẩm điện tử chỉ chiếm 40%, còn lại 60% là nguyên liệu nhập khẩu. Cán cân xuất nhập khẩu chủ yếu thuộc về FDI với 70% giá trị thương mại. Trong khi đó, thâm hụt thương mại hiện nay thuộc về khu vực doanh nghiệp trong nước.

Giai đoạn 2010 – 2016, giá trị nội địa trong hàng xuất khẩu có độ tinh xảo cao tại Việt Nam cũng giảm. Điều này nghĩa là thực chất Việt Nam vẫn lắp ráp, sử dụng nhiều lao động, giá trị thấp. Và cho thấy Việt Nam thiếu nhà cung cấp trong nước có chất lượng tốt.

Trong giai đoạn cách mạng 3.0, giá trị gia tăng trên thế giới hầu hết tạo ra là ở phần thượng nguồn như nghiên cứu chế tạo (R&D), quản trị vòng đời sản phẩm gắn với đổi mới ứng dụng, tiếp sau đó mới là các giá trị ở hạ lưu như marketing và giao kết dịch vụ thương mại. Còn đối với Cách mạng 4.0 nó sẽ thay đổi nhanh chóng, R&D chỉ một vài nước có được, còn các giá trị thương mại, dịch vụ sẽ được nhiều nước tận dụng và tạo giá trị.

Vì vậy, Giám đốc WB tại Việt Nam khuyến cáo, Việt Nam cần nâng cao giá trị doanh nghiệp trong nước để kết nối, tận dụng hợp tác với FDI và chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy mạnh liên kết kinh tế, bao gồm các lĩnh vực dịch vụ và tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Cần thu hút nhà đầu tư thành đối tác chính để đưa ra hướng dẫn chỉ đạo, tiếp thị cần thiết với bên ngoài. Và, bất kỳ việc gia tăng đầu tư nào thì cũng nên đầu tư đồng bộ cả vào thượng nguồn và hạ nguồn.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top