<figure class="article-avatar cms-body"> <p style="text-align: justify;">Trước ngưỡng cửa ĐH, thí sinh không chỉ căng thẳng khi tham gia kỳ thi mà còn rất cân nhắc khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình. Ảnh: Như Ý</p> </figure> <div> <p style="text-align: justify;"><strong>Trò chơi “may rủi”</strong></p> <p style="text-align: justify;">Mùa tuyển sinh 2017 là một kỷ niệm có lẽ không bao giờ quên đối với N.N.H. học chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa, năm đó, N.N.H thi đạt 24 điểm tổ hợp D01. Thích học Kinh tế nên em đăng ký vào ngành Quản trị kinh doanh và Kinh tế của trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội và trường ĐH Kinh tế quốc dân. Đến khi đổi nguyện vọng, dự đoán mức điểm đó vẫn có cơ hội nên em chỉ thay đổi thứ tự ưu tiên chứ không bổ sung nguyện vọng.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, đến khi công bố điểm chuẩn, N.H trượt tất cả các nguyện vọng. Đau đớn hơn, trước đó, N.H đã nộp hồ sơ xét tuyển thẳng và đã trúng tuyển vào Học viện Báo chí tuyên truyền và Học viện Tài chính. Nhưng em đã bỏ qua không nhập học. Cuối cùng, H lựa chọn một chương trình liên kết của ĐH Ngoại thương để học. Và ngành mà H học, không liên quan đến những ngành mà em đã đăng ký nguyện vọng xét tuyển.</p> <div> <p style="text-align: justify;">Như thông lệ hàng năm, sau khi biết kết quả thi, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, phụ huynh, thí sinh đều có chung một câu hỏi: được bằng này điểm, có đủ để đỗ vào trường A, B, C nào đó không? Fanpage, đường dây nóng của các trường ĐH cũng “nóng ran” vì những câu hỏi này. Nhưng có lẽ, lo lắng nhất chính là những thí sinh ở ngưỡng điểm “chấp chới”.</p> <p style="text-align: justify;">Có con năm nay vào ĐH, chị Phan Hoài Nhân (Đống Đa, Hà Nội) lo đến mất ăn mất ngủ. Con chị thi đạt trên 20 điểm đối với tổ hợp D01. Với mức điểm này, cả gia đình đang đau đầu lựa chọn trường, chọn ngành cho con. Vì trường, ngành con thích thì cơ hội không có do điểm chỉ trên mức sàn của những trường này. Nên giờ, phương án là hoặc chỉ đỗ ĐH hoặc năm sau thi lại. </p> <p style="text-align: justify;">Gia đình anh Hoàng Quốc Trường ở Việt Trì, Phú Thọ còn đau đầu hơn. Con trai anh Trường đạt 25,25 điểm tổ hợp B00. Đợt đăng ký xét tuyển sinh ĐH hồi tháng 4/2019, con lựa chọn ngành Y đa khoa của trường ĐH Y Hà Nội. Thế nhưng, theo anh được biết năm nay, ngành này của trường ĐH Y Hà Nội giảm 100 chỉ tiêu so với năm 2018, trường lại vừa công bố có 47 thí sinh được tuyển thẳng vào ngành này.</p> </div> <div> <div style="text-align: justify;"><img alt="Tuyển sinh 2019: Chọn nghề hay nghề chọn? - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/21/a2_kmrd.jpg" /><span>Nhiều trường ĐH tung “hỏa mù” về điểm sàn khiến thí sinh, phu huynh lo mất ăn mất ngủ.</span></div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Nên với mức điểm của con anh, cơ hội trúng tuyển vào ngành y đa khoa của ĐH Y Hà Nội là không tưởng. Bài toán cân não của gia đình anh hiện giờ là cơ hội để con vào học y đa khoa của trường ĐH Y Thái Bình, ĐH Y Hải Phòng là bao nhiêu? Thời gian qua, con và gia đình chỉ tập trung tìm hiểu ngành y đa khoa của các trường. Đến giờ, với mức điểm không đạt được như mong muốn, nếu lựa chọn ngành khác để có cơ hội vào ĐH thì biết lựa chọn ngành nào?</span></p> <p style="text-align: justify;">Một thế khó nữa của phụ huynh và thí sinh đó là nhiều trường ĐH tung “hỏa mù” về điểm sàn. Từ sau khi tổ chức thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT cũng buông điểm sàn. Đến năm 2018, chỉ giữ lại điểm sàn cho ngành sư phạm, năm nay thêm ngành sức khỏe. Còn lại, các trường tự xác định sàn cho riêng mình.</p> <p style="text-align: justify;">Cũng chính vì được tự xác định nên nhiều trường “tặc lưỡi” lấy luôn từ mức bình quân 5 điểm/môn. Thí sinh thì tưởng điểm chuẩn cũng chỉ tương đương hoặc hơn sàn 1-2 điểm. Nhưng không ngờ có ngành điểm chuẩn vọt lên 5-7 điểm so với điểm sàn. Thế là “ván bài” điểm sàn - điểm chuẩn, thí sinh thua đau mà không hiểu lý do vì sao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thí sinh phải thận trọng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy số sinh viên tốt nghiệp làm việc theo đúng ngành được đào tạo trong tổng số 220.000 sinh viên tốt nghiệp năm 2018 là 66.877 sinh viên; liên quan đến ngành đào tạo là 26.250 sinh viên; không liên quan đến ngành đào tạo là 23.251 sinh viên. Số liệu này cho thấy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp phải làm những công việc không đúng ngành đào tạo còn khá cao. </p> <div style="text-align: justify;"><span>Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, báo cáo cũng chỉ ra số lượng sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp cao đẳng làm việc không đúng ngành khá cao (xấp xỉ 25%), tỷ lệ này cũng tương đương đối với sinh viên tốt nghiệp ĐH. Theo các chuyên gia, khi tham gia các tọa đàm, hội thảo về định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, câu hỏi mà họ thường nhận được nhiều nhất là làm thế nào để biết bản thân hợp nghề gì.</span></div> <p style="text-align: justify;">Thực tế là đa số học sinh phổ thông, ngay cả sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ mơ hồ về định hướng nghề nghiệp. Chính vì vậy mà từ lâu, thuật ngữ “ngồi nhầm trường, học nhầm nghề” xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều sinh viên không thích ngành mình đang học; có sinh viên học chuyên ngành cũng thấy hứng thú nhưng lại không biết học xong ra trường mình sẽ làm nghề gì. Số lượng sinh viên lựa chọn một trường ĐH “tạm trú” năm đầu để thi lại vào trường ĐH khác, ngành khác không phải là ít. Tất nhiên vẫn có những sinh viên xác định rõ mục tiêu của mình từ khi còn học phổ thông và không ngừng phấn đấu để đạt được mục tiêu đó.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân do thiếu thông tin, do không được định hướng đầy đủ, do không xác định được sở thích, năng lực thực sự của mình, một số em đã chọn nghề một cách cầu may hoặc theo phong trào, theo bạn bè (xu hướng đám đông), theo sự gợi ý của ai đó (nhất là của gia đình).</p> <p style="text-align: justify;">Chính vì vậy, có một thời gian ngành tài chính rất “hot”, nhiều học sinh khá giỏi khối A một chút là nhảy vào ngành này, dù có thể học những ngành khác cùng khối. Nhưng không phải ai cũng thực sự có năng lực với các dự báo tài chính, với việc thẩm định dự án, với biến động của thị trường chứng khoán…, nhất là khi ngành ngân hàng đột ngột hạ nhiệt sau khủng hoảng tài chính, nên ngay khi còn học thì một số người đã thấy mình chọn nhầm. Hay một số em chọn ngành kiến trúc, mỹ thuật nhưng thực ra chỉ ổn ở đoạn thi đầu vào, còn quá trình học và hình thành nghề nghiệp thì quá khó khăn, bởi khả năng sáng tạo hạn chế, nên có người rốt cuộc chỉ làm thợ vẽ…</p> <p style="text-align: justify;">Chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn cũng như tư vấn trực tiếp cho thí sinh, ông Phạm Mạnh Hà, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng nhiều em lựa chọn nghề nghiệp vẫn dựa theo cảm tính hơn là sự hiểu biết. Các em dễ dàng bị thu hút bởi tên của ngành, lựa chọn trường “oách” mà không hiểu rõ về ngành nghề đó cũng như không lượng sức mình dẫn đến việc chọn sai nghề hoặc cơ hội vào đại học thấp. </p> <p style="text-align: justify;">“Chọn nghề nghiệp vì nghề đó hot, coi nó là công cụ kiếm tiền và thăng tiến có nghĩa là các em đã thất bại ngay từ đầu trong việc định hướng. Nghề nghiệp cũng như con người, nếu không cùng nó phát triển thì sẽ nhanh chóng bị đào thải”, ông Hà bày tỏ.</p> <p style="text-align: justify;">Theo ông, để quyết định lựa chọn nghề nghiệp theo đam mê hay theo xu thế thời thượng, các em cần biết các nguyên tắc: chỉ nên chọn nghề mà bản thân có đủ điều kiện đáp ứng; chỉ chọn ngành, nghề khi đã có hiểu biết đầy đủ; không chọn ngành xã hội không có nhu cầu và chọn nghề đáp ứng được những giá trị bản thân, coi trọng và có ý nghĩa.</p> <div> <div> <p style="text-align: justify;"> </p> </div> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Tuyển sinh 2019: Chọn nghề hay nghề chọn?
Ngày mai, 22/7, thí sinh đăng ký xét tuyển sinh đại học (ĐH) và nhóm ngành sư phạm thuộc hệ đào tạo cao đẳng, trung cấp bằng kết quả thi THPT quốc gia 2019 chính thức được điều chỉnh nguyện vọng. Những tưởng khi đã biết điểm thì việc lựa chọn ngành, trường sẽ dễ hơn. Nhưng thực tế, không hẳn như vậy.
Pokrovsk lâm nguy: Nga 7 ngày chiếm 3 thành phố, lính Ukraine tháo chạy
Hiện tại, Quân đội Nga đang tiến sát đến thành phố Kurakhovo, đe dọa sự an nguy của trung tâm hậu cần Pokrovsk.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.
Nga tiến công mạnh mẽ, phòng tuyến Donbas đang dần sụp đổ
Kiev đang đứng trước tình thế rất khó khăn khi Nga đang tấn công cực kỳ mạnh mẽ vào miền đông Ukraine, đặc biệt là Donbass.
Vì sao UAV “rồng lửa” của Ukraine đột ngột biến mất khỏi chiến trường?
Từ những ngày đầu sử dụng trên chiến trường, UAV "rồng lửa” mang lại rất nhiều thử thách cho Quân đội Nga, nhưng sau đó nó bộc lộ một số yếu điểm “chí mạng” khiến Ukraine không còn áp dụng nhiều chiến thuật này.
Vụ xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm”: Giải pháp nào cân bằng?
Mới đây, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hả i (Tập đoàn Sơn Hải), đơn vị thi công dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đã gây chú ý khi phản ánh về dòng chữ "Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm" bị xoá trên cao tốc.
Hà Nội: Bắt nhóm “quái xế” tông cô gái tử vong phố Trần Hưng Đạo
Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an TP Hà Nội) và Công an quận Hoàn Kiếm đã tạm giữ 9 đối tượng, trong đó có 2 nghi can trong vụ việc đoàn "quái xế" tông tử vong cô gái 27 tuổi ở ngã tư Trần Hưng Đạo-Bà Triệu.
Hà Nội: Cứu hai người trong đám cháy lúc rạng sáng
Theo thông tin ban đầu, khoảng 2h27 ngày 4/11, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) nhận được tin báo từ Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội, xảy ra cháy nhà số 3H1, ngõ 20, phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa.
Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Quảng Nam
Ngày 3/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Phạm Bá Lĩnh , Giám đốc Công ty CP xây dựng công trình Hoàng Thông về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Vừa ra tù, trùm giang hồ Bình “Kiểm” lại vướng vào lao lý
Vừa mới ra tù được vài tháng, trùm giang hồ Phạm Đức Bình (tức Bình “Kiểm”) lại bị bắt do liên quan đến vụ mua bán vũ khí quân dụng.
Truy tố cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến
Viện KSND tỉnh Thanh Hóa vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 11 bị can về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Công an Đồng Nai đồng loạt ra quân, đột kích các lò độ xe trái phép
Công an tỉnh Đồng Nai thành lập 16 tổ công tác, đồng loạt ra quân kiểm tra 16 cơ sở có dấu hiệu “độ chế” xe mô tô trên địa bàn toàn tỉnh này.