Trường THPT Đồng Lộc, Hà Tĩnh: 50 năm “trồng người” nơi cõi thiêng bất tử

Nửa thế kỷ qua, các thế hệ thầy và trò Trường THPT Đồng Lộc không ngừng phấn đấu, nỗ lực vượt khó, để Đồng Lộc không chỉ được biết đến với địa danh lịch sử anh hùng đã đi vào huyền thoại mà còn là vườn ươm dạy chữ, “trồng người".

Ngày 27/10/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký Quyết định số 1285/Đ-CTN tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường THPT Đồng Lộc, vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo.

Ngôi trường nơi Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại

Đầu năm 1973, nhân dịp Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên vào thăm Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh lúc đó là ông Trần Quang Đạt đề xuất với Bộ trưởng cho đặc cách mở thêm Trường phổ thông cấp 3 Đồng Lộc để con em các xã vùng Trà Sơn, Can Lộc có điều kiện học hết cấp ba.

Đây cũng là việc làm để đền ơn, đáp nghĩa đối với các anh hùng liệt sĩ và ghi nhận những đóng góp, hy sinh to lớn vì miền Nam yêu thương “xe chưa qua, nhà không tiếc” của quân và dân xung quanh Ngã ba Đồng Lộc. Trước nguyện vọng đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên đã đồng ý.

Ngày 5/9/1973, trên đồi Khiêm Ích, xã Đồng Lộc, tiếng trống khai trường lần đầu tiên vang lên trong niềm vui khôn tả, xen lẫn bồi hồi xúc động của thầy, trò và cán bộ, nhân dân 9 xã vùng Trà Sơn, Can Lộc.

Sự ra đời của Trường cấp 3 Đồng Lộc, không thể không kể đến thế hệ thầy cô giáo đầu tiên về xây dựng trường. Họ là những thầy giáo đa phần rất trẻ, thông minh và nhiệt huyết.

Thầy giáo Thái Kim Quý, hiệu trưởng đầu tiên của Trường phổ thông cấp 3 Cẩm Xuyên, được điều động, bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Thầy Quý là người tận tâm, nhiệt huyết, không chỉ quan tâm xây dựng cơ sở vật chất. Thầy đã liên hệ vận động tập hợp được nhiều thầy, cô giáo giỏi về giảng dạy tại trường.

Từ phòng tranh mái lá đến trường chuẩn quốc gia

Khi thành lập, Trường cấp 3 Đồng Lộc chưa có cơ sở vật chất. Phụ huynh, thầy cô giáo và học sinh san lấp hố bom, dựng phòng học, phòng ở tranh nứa tạm bợ. Không thể kể hết những vất vả, gian truân của những ngày đầu gian khó.

Năm học đầu tiên (1973-1974), trường có 9 lớp (bốn lớp 8, ba lớp 9 và hai lớp 10). Hội đồng nhà trường có 26 giáo viên, nhân viên phục vụ. Nhà trường tự tuyển sinh khối 8 theo quy chế chung, khối 9 và 10 chuyển số học sinh là con em các xã Trung Lộc, Đồng Lộc, Thượng Lộc, Khánh Lộc, Xuân Lộc, Tiến Lộc và thị trấn Nghèn đang học tại Trường phổ thông cấp III Can Lộc (đóng ở xã Thanh Lộc) và một số học sinh các xã Quang Lộc, Sơn Lộc, Mỹ Lộc.

Trường Cấp 3 Đồng Lộc những ngày đầu mới thành lập (1973).

Trường Cấp 3 Đồng Lộc những ngày đầu mới thành lập (1973).

Đi qua thời gian, cùng quá trình đổi mới của đất nước, từ những lớp học tranh tre nứa lá ban đầu đến 16 phòng học cấp 4 được xây dựng bằng tường gạch vào những năm 80 thế kỷ trước, đến nay, cơ sở vật chất của nhà trường ngày một khang trang, bề thế. Khu phòng học 3 tầng; khu nhà hiệu bộ 2 tầng, có đủ phòng làm việc cho Ban giám hiệu, các đoàn thể và khu làm việc của Hội đồng giáo viên; 5 phòng thực hành đạt chuẩn quốc gia…

Từ năm học 2011 - 2012, Trường THPT Đồng Lộc được công nhận Trường chuẩn Quốc gia. Giai đoạn này, quy mô nhà trường đạt đến 45 lớp có 2.218 học sinh; 111 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Trường THPT Đồng Lộc ngày nay.

Trường THPT Đồng Lộc ngày nay.

Trường huyện nhưng chất lượng không thua trường thành phố

Nửa thế kỷ đã đi qua, trên mảnh đất Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại, các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường đã tiếp nối truyền thống hiếu học của vùng đất địa linh nhân kiệt Núi Hồng - Sông La viết nên những trang sử vàng trong sự nghiệp dạy chữ, “trồng người”.

Hàng chục nghìn học sinh đã tung cánh muôn phương, lập thân, lập nghiệp trên mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài. Rất nhiều học sinh trở thành giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân, kỹ sư, nhà giáo, nhà báo…, là niềm tự hào của nhà trường, của quê hương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đổi mới đi lên hội nhập quốc tế sâu rộng.

Hòa cùng dòng chảy của cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường từng bước thực hiện chuyển đổi số, đổi mới phương pháp dạy và học, đảm bảo tiến độ chương trình với chất lượng cao.

Thầy Nguyễn Huy Tuấn, Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Lộc - cho biết: “Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp hằng năm trên 99%. Số học sinh có tổng số điểm xét tuyển tổ hợp 3 môn vào đại học ngày càng cao. Riêng năm học 2021-2022, số học sinh có tổng 3 môn xét tuyển đại học từ 27 điểm trở lên nằm trong tốp 5 toàn tỉnh; số lượng học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh luôn xếp trong tốp 10 toàn tỉnh, năm học 2021-2022 xếp thứ 2, đặc biệt có 3 học sinh giỏi quốc gia. Công tác nghiên cứu khoa học tiếp tục được chú trọng, phát huy.

Từ năm học 2013-2014 đến nay, có 140 sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành, trong đó 43 sáng kiến kinh nghiệm được bảo lưu, 11 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh. Về cán bộ, giáo viên, 14 giáo viên đạt giáo viên giỏi tỉnh, 75 lượt được tặng giấy khen, 30 lượt được tặng bằng khen, 187 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 4 cán bộ, giáo viên chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

Vinh dự và tự hào, Trường THPT Đồng Lộc đã được Thủ Tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh tặng bằng khen, nhiều năm liền được Chủ tịch UBND tỉnh tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, đặc biệt năm học 2018-2019 được UBND tỉnh tặng Danh hiệu “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua”, “Đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016-2020”.

Ngày 27/10/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký Quyết định số 1285/Đ-CTN tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường THPT Đồng Lộc, vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo.

Ngoài việc giảng dạy, xây dựng trường lớp, nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, lan tỏa thông điệp “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”. Trường không chỉ dạy chữ, mà cao quý hơn đó là sự nghiệp “trồng người”.

50 năm, một quãng thời gian không dài so với tiến trình lịch sử, nhưng đã hơn nửa đời người. Trường xưa giờ đã khang trang, những Ông Đồ già thế hệ đầu tiên của trường nay tóc bạc, da mồi nhưng nụ cười vẫn trìu mến yêu thương khi nhắc đến những cậu học trò nhất quỷ, nhì ma một thuở. Bao bạn bè mừng vui, ngày gặp mặt. Buồn, vui lẫn lộn nhưng rất đỗi tự hào là học sinh của mái trường THPT Đồng Lộc anh hùng.

Theo Đời sống
Nhiều lợi ích khi cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Nhiều lợi ích khi cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng-An ninh Trịnh Xuân An cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.
Vì sao công an khởi tố Hải Idol?

Vì sao công an khởi tố Hải Idol?

Phạm Đức Hải và 3 đồng phạm trên bị khởi tố liên quan vụ việc dàn xe rước dâu dừng trên đường cao tốc (trục Bắc Nam, đoạn chạy qua địa phận xã Toàn Thắng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) để dàn cảnh chụp ảnh, quay video...
back to top