<div> <div class="col"> <div class="text-long"> <p><strong>Cứu giúp cho nền kinh tế bị tác động vì đại dịch?</strong></p> <p>Nhiều ngày trước khi một hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với 17 nước ở Trung và Đông Âu diễn ra đầu tháng này, gần 90 nhà đầu tư Trung Quốc đã họp tại một khách sạn ở Bắc Kinh và lắng nghe bài phát biểu của Tổng thống Montenegro, Milo Djukanovic.</p> <figure class="gallery-embed embedded-entity image process-filter-image align-center" role="group"> <div> <article> <div><picture><img alt="Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức cuộc họp trực tuyến 17+1 với các nước Trung và Đông Âu đầu tháng 2/2021. Ảnh: Reuters" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/23/media-vov-vn_tap_can_binh_reuters.jpeg" /></picture></div> </article> </div> <figcaption>Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức cuộc họp trực tuyến 17+1 với các nước Trung và Đông Âu đầu tháng 2/2021. Ảnh: Reuters</figcaption> </figure> <p>Tổng thống Montenegro Milo Djukanovic khi đó nói rằng, đất nước 680.000 dân của ông hoan nghênh các khoản đầu tư của Trung Quốc trong các lĩnh vực như du lịch, năng lượng và giao thông.</p> <p>“Trung Quốc và Montenegro cần hiểu rõ hơn về các thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu và cần cùng nhau tìm kiếm một giải pháp phù hợp”, ông nói.</p> <p>Montenegro là một trong những quốc gia nhỏ ở Balkan tìm đến các khoản đầu tư của Trung Quốc để phục hồi nền kinh tế bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, theo giới quan sát, các nước trong khu vực cũng ngày càng hoài nghi về việc liệu Trung Quốc có thể thực hiện những lời hứa hẹn của họ hay không.</p> <p>Một dự án đường cao tốc trị giá 750 triệu USD, cấp tiền theo Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đang bị đổ lỗi vì làm tăng nợ công của Montenegro lên 80%. Trong khi đó, Tổng thống Djukanovic nói rằng ông hy vọng đầu tư từ Trung Quốc có thể “tạo bước đà mạnh mẽ cho sự phục hồi kinh tế nhanh hơn trong thời kỳ hậu đại dịch”.</p> <p>“Cả ở khái niệm thị trường và địa chính trị, giới lãnh đạo Trung Quốc coi Balkan là đầu cầu hay cửa ngõ vào châu Âu. Balkan có tầm quan trọng chiến lược do nằm ở nơi giao cắt giữa châu Âu với khu vực Á-Âu rộng lớn hơn”, Vuk Vuksanovic, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Belgrade về chính sách an ninh, nhận định.</p> <p>“Hơn nữa, các nước như Serbia đang tìm cách trở thành thành viên EU. Điều này rất hữu ích với Trung Quốc, giúp Bắc Kinh kết nối nhiều hơn với các thị trường EU. Các mối quan hệ chính trị [giữa Trung Quốc và CEE] là sản phẩm từ tham vọng của Trung Quốc và mong muốn của các nước trong khu vực về việc tận dụng các cơ hội mà Trung Quốc đang mời gọi”, ông Vuksanovic cho biết thêm.</p> <p>Dù hầu hết các dự án cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đầu tư đều thực hiện trên các khoản vay vốn, những gì Trung Quốc mời gọi lại có sức hấp dẫn với các nước phi thành viên EU ở Tây Balkan vốn đang tìm kiếm các khoản đầu tư giúp họ bắt kịp với phần còn lại của lục địa.</p> <p>“Các nước Balkan nói chung cởi mở hơn với mô hình làm ăn kinh doanh của Trung Quốc. Việc có ít rào cản về quy định cũng như môi trường tích cực thân thiện là yếu tố khiến họ dễ sàng chấp nhận hơn”, theo nhà phân tích Filip Sebok thuộc Tổ chức nghiên cứu Các vấn đề quốc tế có trụ sở tại Praha (Séc).</p> <p>Sự thay đổi này rất rõ ràng trong các con số đầu tư. Năm 2010, 4 nước thành viên EU là Hungary, Séc, Ba Lan và Slovakia – nhận 78% trong tổng số vốn đầu tư Trung Quốc vào 16 nước Trung và Đông Âu, trong khi chỉ 20% được đầu tư vào các nước Balkan.</p> <p>Đến 2019, một năm sau khi Hy Lạp tham gia nhóm “17+1”, đầu tư của Trung Quốc vào Balkan tăng gấp đôi, lên 41%.</p> <p><strong>Sự hoài nghi đối với Trung Quốc ngày càng gia tăng</strong></p> <p>Ngoài việc tăng cường đầu tư vào Balkan, Trung Quốc cũng hứa hẹn cung cấp vaccine Covid-19 cho nhiều nước phi thành viên EU. Trong số 53 thỏa thuận thương mại và các khoản vay được công bố trong hội nghị thượng đỉnh 17+1 gần đây nhất, 25% là cho 5 nước Serbia, Bosnia-Herzegovina, Montenegro, Albania và Bắc Macedonia.</p> <p>Tuy nhiên, về lâu dài vẫn có nhiều hoài nghi đối với Bắc Kinh.</p> <p>“Khi thế giới phải vật lộn với đại dịch và quá trình mở rộng EU không có nhiều tiến triển, các nước Trung và Đông Âu lo ngại về những thách thức ngắn hạn và trung hạn trong việc phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, câu hỏi về dài hạn vẫn còn bỏ ngỏ là: liệu Balkan có ngày càng rời xa EU hay không, khi mà các tiêu chuẩn Trung Quốc khác biệt với các tiêu chuẩn châu Âu?”, ông Vuksanovic nói.</p> <p>Một thập kỷ sau khi thiết lập sáng kiến 17+1, nhiều nước châu Âu ngày càng bất mãn với kết quả đạt được, viện dẫn thâm hụt thương mại ngày càng tăng với Trung Quốc, không đạt mục tiêu tạo việc làm và việc Trung Quốc chậm trễ trong việc mở cửa thị trường cho xuất khẩu nông sản.</p> <p>“Suốt một thời gian dài, Trung Quốc hứa hẹn là một nhà đầu tư tiềm năng hấp dẫn có thể đem lại xung đà mới cho các nền kinh tế Trung và Đông Âu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kết quả thực sự của những khoản đầu tư Trung Quốc này lại không đáp ứng kỳ vọng. Nhiều khoản đầu tư của Trung Quốc không thực sự tạo việc làm, thậm chí còn khiến tình hình trở nên xấu đi. Do đó, những kỳ vọng về việc Trung Quốc sẽ trở thành nhà đầu tư tiềm năng giờ đây lại trở thành hoài nghi”, ông Sebok nói.</p> <p>Năm nay, các nhà lãnh đạo 6 nước EU gồm Bulgaria, Romania, Slovenia, Litva, Latvia và Estonia đã không dự hội nghị thượng đỉnh 17+1 với Chủ tịch Tập Cận Bình mà thay vào đó cử các đại diện cấp thấp hơn tham dự.</p> <p>Ông Tập hứa hẹn Trung Quốc sẽ nhập khẩu 170 tỷ USD hàng hóa và tăng gấp đôi lượng thu mua nông sản từ khu vực trong 5 năm tới. Tuy nhiên lời cam kết giờ không đủ để xóa bỏ những lo ngại.</p> <p>Năm 2012, Trung Quốc cũng hứa hẹn thúc đẩy thương mại với khu vực lên 100 tỷ USD vào năm 2015. Nhưng mục tiêu này chỉ được hiện thực hóa vào năm 2020.</p> <p>“Vấn đề không chỉ đơn giản là tăng cường thương mại, mà thực sự là để đáp ứng các mục tiêu dỡ bỏ rào cản và cải thiện khả năng tiếp cận thương mại. Một khi có mặt trên thị trường [Trung Quốc], hàng nông sản của các nước Trung và Đông Âu cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn, như từ Australia hay New Zealand - những quốc gia đã có hiệp định thương mại tự do với Bắc Kinh”, ông Sebok nói./.</p> </div> </div> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Trung Quốc vấp phải trở ngại lớn ở cửa ngõ tiếp cận châu Âu
Trung Quốc coi Balkan là một trong những cửa ngõ tiếp cận Liên minh châu Âu. Tuy nhiên sự hào hứng của khu vực này với các khoản đầu tư từ Trung Quốc đang giảm dần, trong khi sự hoài nghi và thận trọng ngày càng gia tăng.
Lũ đoàn Ukraine buông súng đầu hàng, lính tháo chạy hơn nửa
Mới đây, tờ Kyiv Post đã đăng tải một tin tức gây chấn động: Một lữ đoàn Ukraine được Pháp huấn luyện đã đã đầu hàng và bỏ chạy với tốc độ kỷ lục trước khi đặt chân lên chiến tuyến.
Hà Nội đang ô nhiễm thứ 5 trên thế giới, chất lượng không khí rất xấu
Chất lượng không khí Hà Nội đang ở ngưỡng không lành mạnh với chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 181, màu đỏ là ngưỡng rất xấu và được xếp là một trong những thành phố lớn trên thế giới ô nhiễm nhất.
Giáo tranh ác liệt, Lữ đoàn Ukraine thiệt hại 75% quân số ở Pokrovsk
Theo kênh Military Summary cho biết, Quân đội Nga (RFAF) đã tập trung số lượng lớn quân ở phía nam thành phố Pokrovsk và bắt đầu các đợt tấn công ác liệt. Quân Nga tung chiến thuật biển người, Lữ đoàn 150 của Ukraine mất 75% quân số trong 2 tuần.
Việt Nam sở hữu tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á
Trong triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, một lần nữa hệ thống tên lửa Scud-B, đây loại tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á, được Quân đội Việt Nam trưng bày trước công chúng.
Quảng Nam: Phà bất ngờ bị chìm, 14 người may mắn thoát nạn
Lúc 7h sáng cùng ngày, chiếc phà chở khách chạy tuyến từ thôn Bình Trung (xã Tam Hải) đi thôn Xuân Mỹ (xã Tam Hải) đang lưu thông vượt sông Trường Giang (Quảng Nam). Đến gần bờ thì phà bị phá nước nên bị chìm.
Tuyên Quang: Xác định người lái xe ô tô lao vào nhà tông chết bé gái
Cơ quan Công an xác định, anh D. là cán bộ công an thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế và ma túy Công an huyện Yên Sơn.
Quân Nga “bủa lưới” thành công, bắt đầu siết vòng vây ở Kurakhove
Mặc dù thời tiết ở khu vực miền đông Ukraine đang có tuyết rơi nhiều, nhưng Quân đội Nga (RFAF) vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công tích cực trên hướng mặt trận Kurakhove và bước vào chiến dịch tiêu diệt lực lượng đang phòng thủ bên trong.
Mặt trận Pokrovsk nóng trở lại, quân Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt
Giao tranh ở khu vực thành phố Pokrovsk, nằm ở phía tây tỉnh Donetsk của Ukraine đã nóng trở lại, sau một thời gian tạm thời đóng băng. Quân đội Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt ở khu vực phía nam thành phố.
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, mặt trận Kursk thêm căng thẳng
Mới đây, ông Trump thông báo rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine kèm theo điều kiện khiến mặt trận Kursk càng thêm căng thẳng.
Nhiều trường đại học dự kiến sẽ có thay đổi tổ hợp xét tuyển
Năm 2025, lứa thí sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thi tốt nghiệp THPT.
Từ 2025, CSGT trích xuất camera hành trình để xử phạt
Từ 1/1/ 2025, công an có thể trích xuất camera hành trình để phát hiện, xử phạt vi phạm về trật tự an toàn đường bộ.