Trung Quốc phát triển tàu đệm từ trường siêu tốc – 600km/giờ

(khoahocdoisong.vn) - Trung Quốc giới thiệu nguyên mẫu tàu đệm từ trường siêu tốc, kiểu dáng nghệ thuật hoàn hảo, được thiết kế để chuyên chở hành khách với tốc độ lên tới 600 km/h.

Đây là đoàn tàu có tốc độ nhanh hơn 240km/h so với các chuyến tàu chở khách nhanh nhất thế giới hiện nay trong dịch vụ liên tỉnh thông thường, chạy với tốc độ lên đến 340km/h trên tuyến đường sắt Bắc Kinh và Thượng Hải.

Đoàn tàu siêu tốc mới do Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRCC) thuộc sở hữu nhà nước, được thiết kế không chạy trên đường ray mà lướt nổi trên đường ray bằng công nghệ được gọi là đệm từ trường hoặc maglev.

Với tốc độ khủng khiếp này, một chuyến du hành bằng tàu hỏa thậm chí còn nhanh hơn cả di chuyển bằng đường không trong một số trường hợp, ông Đinh Sansan, chủ nhiệm nhóm phát triển tàu siêu tốc mới, trả lời phỏng vấn báo Thanh Đảo Trung Quốc cho biết. Chuyến bay thông thường từ Bắc Kinh đến Thượng Hải mất 4 giờ 30 phút nhưng có thể thực hiện trong khoảng 3h 30 bằng tàu đệm từ trường maglev mới.

Một số hãng truyền thông tuyên bố, tàu siêu tốc đệm từ trường bắt đầu phục vụ vào năm 2021, nhưng các chuyên gia đường sắt cho rằng, sẽ cần nhiều năm thử nghiệm trước khi tàu maglev sẵn sàng được đưa vào khai thác sử dụng thương mai.

Ông Chris Chris Jackson, Tổng Biên tập báo Railway Gazette International, có trụ sở tại London (Anh) cho biết: Đây chỉ là một dự án nghiên cứu trong giai đoạn này của Trung Quốc. Không có kế hoạch chắc chắn nhằm phát triển thành một tuyến vận tải thương mại.

Công nghệ tàu đệm từ trường maglev được phát triển trong nhiều thập kỷ. Maglev sử dụng nam châm điện công suất lớn nâng những tàu hỏa lên phía trên đường ray và cung cấp lực đẩy về phía trước, loại bỏ ma sát các bánh xe với đường ray như các đoàn tàu thông thường.

Tàu đệm từ trường có tốc độ nhanh gấp vài lần các loại tàu thông thường, maglev tạo ra ít tiếng ồn và độ rung hơn, không làm ô nhiễm môi trường âm thanh cho những người sống hoặc làm việc gần đường ray, hành khách và kíp lái tàu. Các tàu đệm từ trường maglev cũng có ít bộ phận chuyển động hơn, có độ tin cậy cao hơn.

Đoàn tàu đệm từ trường mới của Trung Quốc không phải là một đoàn tàu maglev đầu tiên trên thế giới. Từ năm 2002, một đoàn tàu maglev được giới thiệu đã vận chuyển hành khách với tốc độ lên tới 430km/h trên quãng đường 30km chạy từ vùng ngoại ô Thượng Hải đến sân bay quốc tế trung tâm thành phố này.

Nhật Bản đang phát triển một đoàm tàu maglev, dự kiến đưa vào khai thác sử dụng trên tuyến đường giữa Tokyo và Nagoya vào năm 2027, vận chuyển hành khách với tốc độ khoảng 600km/h - tốc độ tương tự được đoàn tàu đệm từ trường đang lên kế hoạch của Trung Quốc.

Một chuyến tàu maglev 600km/h khác cũng được đề xuất chạy giữa Washington.DC và Baltimore. Ông Larry Blow, chuyên gia tư vấn tàu maglev ở Arlington, Virginia cho biết: Cần phải có nguồn ngân sách cao để xây dựng – dự tính chi phí từ 10 tỷ - 12 tỷ đô la. Nguồn kinh phí khổng lồ này có khả năng gây khó khăn cho việc hiện thực hóa dự án.

Nhưng ông Blow cho rằng, các đoàn tàu maglev vẫn có thể được ứng dụng ở Mỹ trong các hệ thống giao thông đô thị, chạy trên tuyến đường ngắn và tốc độ vừa phải - khoảng 100 km/h. Nếu xét từ góc độ kinh phí, đó sẽ là ứng dụng phổ biến hơn nhiều.

Tại Mỹ, đoàn tàu chở khách chạy nhanh nhất hiện nay là đoàn tàu liên tỉnh thường xuyên Acela Express Amtrak, đạt tốc độ tối đa 240km/h giữa Boston và Washington.DC - nhưng chỉ chạy tốc độ này trên khoảng cách 60km trên tuyến đường 724km.

Nguyên mấu tàu đệm từ trường siêu tốc mới của Trung Quốc. Video New China TV

Theo NBC News
Có gì mới trong macOS Sequoia?

Có gì mới trong macOS Sequoia?

Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Mới đây, tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp.
back to top