<div> <p style="text-align: justify;"><span>Ngày 7/6/2019, theo giờ Mỹ, Việt Nam đã trúng cử cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 - 2021, với số phiếu gần như tuyệt đối: 192/193 phiếu bầu. Đây là lần thứ 2 Việt Nam trúng cử cương vị này. Điều này chứng tỏ vai trò và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, được bạn bè và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Thêm một lần nữa, Việt Nam chứng tỏ mình là thành viên có đóng góp tích cực trong các hoạt động chung của Liên Hợp Quốc.</span></p> <table> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="trung cu uy vien khong hdba an lan 2: vi the cua viet nam duoc nang tam hinh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2019/06/08/dac_cu_cxmh(1).jpg" title="trúng cử ủy viên không hđba an lần 2: vị thế của việt nam được nâng tầm hình 1" /></td> </tr> <tr> <td style="text-align: justify;"><em><span>Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Ảnh: Sputnik).</span></em></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><span>10 năm trước, Việt Nam lần đầu tiên là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009. Trong nhiệm kỳ đó, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong Hội đồng Bảo an, trong đó có việc ủng hộ một nghị quyết có tính lịch sử của Liên Hợp Quốc- Nghị quyết về phụ nữ, hòa bình và an ninh.</span></p> <p style="text-align: justify;">Kể từ khi tham gia tổ chức Liên Hợp Quốc (1977) đến nay, Việt Nam ngày càng trở thành một thành viên tích cực, có trách nhiệm đối với các hoạt động chung của tổ chức này. Năm 1997, Việt Nam trúng cử vai trò phó chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (khóa 52, 1997 - 1998), đồng thời là thành viên nhiệm kỳ 1997 - 1998 của Hội đồng Kinh tế xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC); Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009; thành viên Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014 - 2016); thành viên của ECOSOC nhiệm kỳ 2016 - 2018; Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015 - 2019, Uỷ ban Luật pháp quốc tế 2017 - 2021.</p> <p style="text-align: justify;">Việt Nam cũng tăng cường vai trò của mình trong việc tham gia vào các lực lượng gìn giữ hòa bình. Năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam đã cử 63 sĩ quan tham gia Bệnh viện dã chiến cấp II ở Sudan, đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ sẽ tiếp tục tham gia vào các lực lượng gìn giữ hòa bình. Cuối năm 2018, Việt Nam được lựa chọn vào Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL), trong giai đoạn 6 năm kể từ 2019.</p> <p style="text-align: justify;">Việc Việt Nam liên tục trúng cử với số phiếu cao vào các vị trí quan trọng của Liên Hợp Quốc, vừa chứng tỏ sự tham gia tích cực của Việt Nam vào tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới này, vừa cho thấy vị thế của Việt Nam đang ngày càng được nâng tầm. Từ một nước nghèo đói phải nhận viện trợ từ Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã trở thành một quốc gia tham gia với Liên Hợp Quốc hỗ trợ các nước nghèo, có xung đột. Việt Nam được Tổ chức Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) ghi nhận là một trong những nước thành công nhất trong các hoạt động xóa đói giảm nghèo, và đã chia sẻ những kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo trên nhiều diễn đàn quốc tế.</p> <p style="text-align: justify;">Từ một nước trải qua nhiều đau thương, mất mát trong chiến tranh, ngày nay Việt Nam tham gia tích cực vào việc xây dựng và gìn giữ hòa bình. Một minh chứng rõ nét nhất là tháng 2/2019, Việt Nam đã được chọn là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, thể hiện sự tin cậy và an tâm của các đối tác. Việt Nam cũng thành công trong việc tổ chức, chủ trì các sự kiện quốc tế và khu vực, như APEC 2017, WEF ASEAN 2018…</p> <p style="text-align: justify;">Với việc trúng cử cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam đang chứng tỏ uy tín và tiếng nói có trọng lượng của mình trong cộng đồng quốc tế. Đồng thời, trong giai đoạn này Việt Nam cũng là Chủ tịch luân phiên của tổ chức ASEAN. Nói như ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, đây là vị thế đặc biệt “độc nhất vô nhị”, vì hiếm có khi một quốc gia vừa là thành viên Hội đồng Bảo an, vừa là Chủ tịch một tổ chức quốc tế khu vực như ASEAN.</p> <p style="text-align: justify;">Việt Nam sẽ thay thế Kuwait đại diện nhóm châu Á - Thái Bình Dương và theo cơ chế luân phiên, Việt Nam sẽ là chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngay trong tháng 01/2020.</p> <p style="text-align: justify;">Đây là cơ hội “có một không hai” để chúng ta thúc đẩy quan điểm, lập trường của Việt Nam, đóng góp vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Đồng thời, đây cũng là thách thức lớn, khi cộng đồng quốc tế đang có nhiều kỳ vọng ở Việt Nam trên các diễn đàn ngoại giao đa phương. Tham gia vào những diễn đàn ngoại giao đa phương này, uy tín và vị thế của Việt Nam cũng được nâng lên một tầm cao mới.</p> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA lần 2: Vị thế của Việt Nam được nâng tầm
Việt Nam đang chứng tỏ uy tín và tiếng nói có trọng lượng của mình trong cộng đồng quốc tế và các diễn đàn đa phương...
Vụ cô gái bị tông tử vong ở Hà Nội: Khởi tố nhóm “quái xế”
Thủ tướng lên đường tham dự hội nghị GMS, ACMECS, CLMV tại Trung Quốc
Đặc nhiệm Nga đánh tan nguồn tiếp tế, quân Ukraine nguy khốn
Bắt tạm giam một Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai ở Hòa Bình
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm: Nỗi lo rình rập
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Ngày 5/11: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước
Hôm nay, ngày 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Đêm 4/11: Hà Nội bắt đầu mưa, trời chuyển lạnh
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, tối và đêm nay (4/11), bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội.
Nhóm đối tượng đâm tử vong cô gái dừng đèn đỏ sẽ bị xử lý sao?
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội làm 1 cô gái trẻ tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 10 đối tượng để điều tra, làm rõ.
Tên lửa tàng hình Rampage của Israel đáng sợ như thế nào?
Hình ảnh tiêm kích F-16I của không quân Israel mang theo 4 tên lửa tàng hình Rampage đã gây sự chú ý lớn, tên lửa Rampage được hình thành như một vũ khí tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
ĐBQH: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
"Cần nghiêm trị những hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc bầu hay cây còn có khả năng cứu chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.
ĐBQH: Gỡ vướng thể chế, “điều trị” bệnh sợ trách nhiệm để bứt phá
Đại biểu cho rằng, một trong những lý do dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm là do thể chế, vì vậy cần gỡ vướng để bứt phá. Cùng với đó, phải “điều trị” tới nơi tới chốn bệnh sợ trách nhiệm.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.
Nga tiến công mạnh mẽ, phòng tuyến Donbas đang dần sụp đổ
Kiev đang đứng trước tình thế rất khó khăn khi Nga đang tấn công cực kỳ mạnh mẽ vào miền đông Ukraine, đặc biệt là Donbass.
Vì sao UAV “rồng lửa” của Ukraine đột ngột biến mất khỏi chiến trường?
Từ những ngày đầu sử dụng trên chiến trường, UAV "rồng lửa” mang lại rất nhiều thử thách cho Quân đội Nga, nhưng sau đó nó bộc lộ một số yếu điểm “chí mạng” khiến Ukraine không còn áp dụng nhiều chiến thuật này.
Vụ xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm”: Giải pháp nào cân bằng?
Mới đây, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hả i (Tập đoàn Sơn Hải), đơn vị thi công dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đã gây chú ý khi phản ánh về dòng chữ "Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm" bị xoá trên cao tốc.