Trái cây nhập khẩu: Cần kiểm dịch và quản lý an toàn thực phẩm

(khoahocdoisong.vn) - Trái cây nhập khẩu vào Việt Nam rất đa dạng và đến từ rất nhiều nước. Bao gồm cherry, dâu tây, hồng, lê, lựu, kiwi, nho, táo… từ các nước như Hàn Quốc, Mỹ, Nam Phi, New Zealand, Úc… Tuy nhiên, đây là mặt hàng mang theo nguy cơ cao nên cần được kiểm dịch thực vật và giám sát an toàn thực phẩm trước khi vào Việt Nam.

2 quy định đối với trái cây nhập khẩu

Theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và Truyền thông, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), trái cây nhập khẩu phải tuân thủ 2 bộ quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật.

Trái cây nhập khẩu phải từ các quốc gia đã được Việt Nam công nhận là có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm phù hợp.

Trái cây nhập khẩu phải từ các quốc gia đã được Việt Nam công nhận là có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm phù hợp.

Về an toàn thực phẩm, trái cây nhập khẩu phải từ các quốc gia đã được Việt Nam công nhận là có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm phù hợp. Ngoài ra, trái cây nhập khẩu khi đến Việt Nam phải được kiểm tra theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

“Trái cây tươi thuộc nhóm nguy cơ cao theo quy định tại điều 2 thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vì thế phải phân tích nguy cơ dịch hại trước. Căn cứ vào kết quả phân tích này mới có biện pháp quản lý hiệu quả và thực hiện cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu”, đại diện của Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết.

Thông tin từ Cục Bảo vệ Thực vật, mới đây, Bộ Công nghiệp cơ bản của New Zealand cho biết họ đã tìm thấy ấu trùng của ruổi đục quả phương Đông trong một lô hàng trái cây xoài và vải nhập khẩu được vận chuyển bằng tàu biển đến từ Đài Loan (Trung Quốc). Loài ruồi này đã từng được tìm thấy ở biên giới nhưng chưa bao giờ xuất hiện ở bất kỳ nơi nào khác trong New Zealand.

New Zealand đã tạm đình chỉ nhập khẩu quả vải và xoài tươi được xử lý nhiệt bằng hơi nước đến từ Đài Loan. Các lô hàng đến biên giới sẽ bị giữ lại, từ chối nhập khẩu vào New Zealand và được chọn giữa việc tiêu hủy sản phẩm hoặc tái xuất.

Trái cây nhập khẩu khi đến Việt Nam phải kiểm tra kiểm dịch thực vật theo quy định tại điều 26 luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, quy trình và hồ sơ kiểm tra theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đặc biệt, trái cây nhập khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp và bảo đảm áp dụng các biện pháp quản lý sinh vật gây hại được ghi trên giấy phép.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát chất lượng của các loại trái cây nhập khẩu cũng đang là vấn đề đối với các sở, ngành, lực lượng chức năng. Tiêu chí an toàn thực phẩm đối với trái cây nhập khẩu hiện mới được các công ty nhập khẩu khai báo qua hồ sơ giấy tờ cho các cơ quan chức năng, đảm bảo các tiêu chí.

Để giám sát trái cây nhập khẩu, theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và Truyền thông, Cục Bảo vệ Thực vật, phải tăng cường kiểm tra tăng lên, bao gồm kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu xét nghiệm.

Để giám sát trái cây nhập khẩu, theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và Truyền thông, Cục Bảo vệ Thực vật, phải tăng cường kiểm tra tăng lên, bao gồm kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu xét nghiệm.

Tuy nhiên, nếu chỉ có giấy tờ không, theo đại diện Cục Bảo vệ Thực vật, điều này rất khó giám sát kỹ và đúng thực tế chất lượng cũng như an toàn thực phẩm đối với trái cây nhập khẩu.

“Vì vậy, để giám sát nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng của các sản phẩm nhập khẩu nói chung và trái cây nhập khẩu nói riêng, các khâu ngay tại các cửa khẩu trước khi quyết định cho phép thông quan hàng hóa phải được thực hiện đồng bộ và chặt chẽ. Bên cạnh đó phải tăng cường thực hiện kiểm tra tăng lên, bao gồm kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu xét nghiệm”, ông Nguyễn Quang Hiếu nhấn mạnh.

Trái cây xách tay, bán online không dễ kiểm soát

Hiện nay, cả nước nói chung và TPHCM nói riêng có rất nhiều công ty, cửa hàng kinh doanh buôn bán mặt hàng trái cây nhập khẩu. Trung bình mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn trái cây. Việc đăng ký để mở một cơ sở kinh doanh trái cây nhập khẩu không quá khó. Thậm chí, hiện nay, do dịch bệnh Covid-19, nhà nhà mở ra bán online với các loại trái cây nhập khẩu xách tay.

Theo quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, sản phẩm phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Thế nhưng, không ít cửa hàng bán trái cây nhập khẩu và trái cây nhập khẩu xách tay không thực hiện quy định này. Mọi thông tin về sản phẩm chỉ được biết qua lời giới thiệu của các chủ cửa hàng, không có một căn cứ nào để kiểm chứng.

Theo ông Hiếu, về mặt nào đó, các chỉ tiêu về chất lượng của trái cây liên quan đến điều khoản hợp đồng thương mại, ví dụ như là độ ngọt, màu sắc, kích thước… thậm chí các tiêu chí có thể cao hơn quy định của Nhà nước. Nhưng nếu mua bán qua các con đường tiểu ngạch hay xách tay, các bên thỏa thuận với nhau bằng miệng nên cũng khó kiểm tra.

Rao bán các loại trái cây ngoại nhập, xách tay dễ dàng tìm thấy trên các mạng xã hội.

Rao bán các loại trái cây ngoại nhập, xách tay dễ dàng tìm thấy trên các mạng xã hội.

“Hải quan là cơ quan đầu mối, các đơn vị nhập khẩu khai báo với hải quan. Nếu hàng thuộc diện cần kiểm tra an toàn thực phẩm hay kiểm dịch thực vật, hải quan sẽ báo với chúng tôi để thực hiện việc kiểm tra”, ông Hiếu cho biết.

Vai trò của cơ quan quản lý chuyên ngành như Cục Bảo vệ Thực vật là thực hiện việc kiểm tra kiểm dịch thực vật để bảo đảm hàng hóa không mang theo sinh vật gây hại từ nước ngoài vào Việt Nam, cũng như các nội dung an toàn thực phẩm và kiểm tra việc phải tuân thủ quy định nhập khẩu của Việt Nam và các yêu cầu bổ sung tại giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Tất cả các yêu cầu này đều được xây dựng theo nguyên tắc của Hiệp định SPS - Hiệp định về Vệ sinh An toàn Thực phẩm và Kiểm dịch Động thực vật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng không nên mua trái cây nhập khẩu trái mùa/trái vụ, vì lúc đó, nguy cơ hoa quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật rất cao.

Theo Đời sống
Ngắm ngôi nhà “phễu ngược” độc đáo ở TP HCM

Ngắm ngôi nhà “phễu ngược” độc đáo ở TP HCM

Để tránh quá nhiều ánh nắng chiếu vào mặt trước ngôi nhà, các kiến trúc sư đề xuất giải pháp kéo lùi không gian phía trước theo tầng, với nguyên tắc tầng trên cao hơn tầng dưới khoảng 2,5m.
Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cần khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
back to top