<div> <p>Sáng 3/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020.</p> <p>Thực trạng thiên tai, lũ lụt và những hậu quả nặng nề mà người dân miền Trung phải gánh chịu thời gian qua tiếp tục được nhiều đại biểu đề cập. Đồng thời, các đại biểu bày tỏ lo ngại trước thực trạng phá rừng, xây dựng thủy điện là một phần nguyên nhân khiến thiên tai thêm khắc nghiệt.</p> <h3>Cái giá phải trả cho việc mất rừng</h3> <p>Giải trình làm rõ thêm ý kiến của các đại biểu nói về vấn đề này, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn <span>Nguyễn Xuân Cường</span> cung cấp thông tin đến nay, tổng diện tích rừng là 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 ha và rừng trồng hơn 4,3 triệu ha, độ che phủ gần 42% (bình quân của thế giới 29%).</p> <p>Theo ông Cường, đây là cố gắng vượt bậc cả hệ thống chính trị và toàn dân, khẳng định sự phát triển bền vững, vì “chỉ trong 30 năm, chúng ta đã tăng trên 5 triệu ha rừng”.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="nguyen nhan thien tai, lu lut o mien Trung anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/03/znews-photo-zadn-vn_202011030949286113_bo_truong_bo_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_nguyen_xuan_cuong_9_.jpg" title="nguyên nhân thiên tai, lũ lụt ở miền Trung ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng việc phục hồi rừng phải dần dần từng bước. Ảnh: <em>Quốc hội.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nông nghiệp, rừng tự nhiên trước đây bị ảnh hưởng rất nhiều, nhất là trong giai đoạn chiến tranh. Cho nên việc phục hồi rừng phải dần dần từng bước.</p> <p>Ngay sau phần giải trình của Bộ trưởng Cường, đại biểu Hoàng Đức Thắng (<span>Quảng Trị</span>) tiếp tục đề cập nội dung này.</p> <p>Theo vị đại biểu tỉnh Quảng Trị, khi lý giải về thiên tai, có ý kiến giải thích do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đất khô bị mưa lớn kéo dài dẫn đến sạt lở. Tuy nhiên, lý giải đó chưa đủ, khi trong thời gian qua chúng ta đã mất diện tích rừng tự nhiên quá nhiều, khiến cho hậu quả thiên tai dữ dội hơn, nặng nề hơn.</p> <p>“Nhìn vào mưa lũ và hậu quả miền Trung vừa qua càng thấm thía và thấy cái giá phải trả cho việc mất rừng lớn như thế nào”, ông Thắng nêu ý kiến.</p> <p>Từ thực tế, ông cho biết những năm qua, các dự án thủy điện nhỏ được xây dựng ồ ạt, cùng với việc phát triển phục vụ sinh kế khiến cho diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Đặc biệt, độ che phủ rừng hàng năm tuy tăng, vẫn không thể chống chọi được với thiên tai.</p> <p>“Lũ lụt, sạt lở đất xảy ra ngoài lý do địa chất còn do nằm ở khu vực đồi núi trọc. Mất rừng, mất khả năng điều tiết nước thì đương nhiên lũ đi nhanh hơn, mạnh hơn, tai họa lớn hơn”, ông Thắng phân tích.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="nguyen nhan thien tai, lu lut o mien Trung anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/03/znews-photo-zadn-vn_202011030949286269_hoang_duc_thang_doan_dbqh_tinh_quang_tri_1_.jpg" title="nguyên nhân thiên tai, lũ lụt ở miền Trung ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho rằng thủy điện có thể không làm tăng lũ nhưng có thể làm tăng mất rừng, khiến lũ dữ hơn và sạt lở nặng hơn. Ảnh:<em> Quốc hội.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Phân tích kỹ hơn, ông Thắng cho rằng thủy điện có thể không làm tăng lũ nhưng có thể làm tăng mất rừng, khiến lũ dữ hơn và sạt lở nặng hơn. Từ đó, ông kiến nghị Chính phủ cần có chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng rừng, nhất là xây dựng thủy điện vừa và nhỏ để có giải pháp căn cơ, lâu dài.</p> <p>Tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo "thảm họa còn xảy ra nếu chúng ta không thay đổi".</p> <p>"Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép dự án khởi công ở lõi rừng. Nếu thủy điện 'cóc' vẫn được duy trì, thậm chí là cấp phép mới, sẽ còn xảy ra những trận lụt lịch sử tang thương nữa", vị đại biểu lo ngại.</p> <h3>Quy hoạch phải tuân theo tự nhiên</h3> <p>Phát biểu trước đó, đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) chia sẻ sâu sắc với đồng bào miền Trung chịu thiệt hại lớn về người và tài sản.</p> <p>Nhắc đến chính sách phát triển, bảo vệ rừng, bà nêu thực trạng chất lượng môi trường nước ta theo chiều hướng bất lợi, biểu hiện rõ nét nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng.</p> <p>Dù tỷ lệ che phủ rừng tăng, việc giữ rừng tự nhiên ở một số khu vực chưa hiệu quả.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="nguyen nhan thien tai, lu lut o mien Trung anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/03/znews-photo-zadn-vn_anh_5_guii_zing_.jpg" title="nguyên nhân thiên tai, lũ lụt ở miền Trung ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Trong tháng 10, các tỉnh miền Trung liên tiếp gánh chịu hậu quả từ thiên tai, lũ lụt. Ảnh: <em>Minh Hoàng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Theo thống kê của Tổng cục lâm nghiệp, chỉ trong 5 năm 2012-2017, diện tích rừng tự nhiên bị mất do chặt phá trái phép là hơn 11% và 89% là do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được phê duyệt, trong đó phần lớn là các dự án phát triển kinh tế xã hội.</p> <p>Trước thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra, nữ đại biểu cho rằng cần nhìn nhận đúng tầm quan trọng của phát triển rừng trong phòng chống thiên tai.</p> <p>Đại biểu <span>Nguyễn Thanh Hải</span> (Tiền Giang) cũng nhận định quy hoạch vừa qua có tác động đến tự nhiên “một cách có chủ đích”, phá vỡ và phát triển trái quy luật tự nhiên.</p> <p>“Việc xây dựng quá nhiều các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã phá vỡ đáng kể tỷ lệ diện tích rừng, làm đất đá dễ xói mòn, gây nguy cơ lũ quét ngày càng gia tăng ở vùng núi, trung du”, ông Hải nói.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="nguyen nhan thien tai, lu lut o mien Trung anh 4" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/03/znews-photo-zadn-vn_202011030927561986_nguyen_thanh_hai_doan_dbqh_tinh_tien_giang.jpg" title="nguyên nhân thiên tai, lũ lụt ở miền Trung ảnh 4" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) nhận định quy hoạch rất quan trọng và cần thiết, phải tuân theo tự nhiên, có tầm nhìn dài hạn và hướng tới phát triển bền vững. Ảnh: <em>Quốc hội.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Dù nhiệm kỳ qua đã rà soát, đưa ra khỏi danh mục đầu tư nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ, ông Thắng đánh giá bất cập của một số thủy điện đã và đang được đầu tư cho thấy công tác thẩm định dự án, đánh giá tác động môi trường của dự án chưa tốt.</p> <p>“Quy hoạch rất quan trọng và cần thiết, phải tuân theo tự nhiên, có tầm nhìn dài hạn và hướng tới phát triển bền vững”, ông Hải nhấn mạnh.</p> <p>Đại biểu Phan Thái Bình (Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh <span>Quảng Nam</span>) cũng đề xuất đặc biệt quan tâm đến các dự án thủy điện. “Cần rà soát lại toàn bộ hệ thống hồ đập, đặc biệt các thủy điện vừa và nhỏ trên cả nước xem tác động đến môi trường thế nào, để đảm bảo an toàn và thông tin rộng rãi cho nhân dân yên tâm. Vừa qua nhân dân vùng hạ lưu rất bất an khi xảy ra thiên tai, bão lũ”, ông Bình nói.</p> <p>Ông cũng kiến nghị xây dựng kiên cố các cơ sở giáo dục theo hướng “lưỡng dụng”, vừa là nơi học tập, vừa là nơi tránh trú khi bão lũ xảy ra. Cùng với đó, khuyến khích người dân làm nhà sàn ở nơi hay bị sạt lở vì nhà sàn chỉ bị đẩy đi chứ không bị vùi lấp; làm nhà chống lũ cho dân vùng trũng và hầm chống bão cho dân ven biển.</p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
'Thủy điện làm mất rừng, khiến lũ dữ hơn, sạt lở nặng hơn’
Đại biểu tỉnh Quảng Trị cho rằng thủy điện có thể không làm tăng lũ nhưng làm tăng mất rừng, khiến lũ dữ hơn, sạt lở nặng hơn.
Xe tải ngùn ngụt bốc cháy trên đường Vành đai 3 trên cao
Chiến sự Kursk căng thẳng, lữ đoàn Ukraine dần cạn kiệt xe tăng M-1 Abrams
Tin mới áp thấp nhiệt đới: Đã mạnh lên thành bão số 10
Hà Nội đang ô nhiễm thứ 5 trên thế giới, chất lượng không khí rất xấu
Giáo tranh ác liệt, Lữ đoàn Ukraine thiệt hại 75% quân số ở Pokrovsk
Lũ đoàn Ukraine buông súng đầu hàng, lính tháo chạy hơn nửa
Mới đây, tờ Kyiv Post đã đăng tải một tin tức gây chấn động: Một lữ đoàn Ukraine được Pháp huấn luyện đã đã đầu hàng và bỏ chạy với tốc độ kỷ lục trước khi đặt chân lên chiến tuyến.
Việt Nam sở hữu tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á
Trong triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, một lần nữa hệ thống tên lửa Scud-B, đây loại tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á, được Quân đội Việt Nam trưng bày trước công chúng.
Quảng Nam: Phà bất ngờ bị chìm, 14 người may mắn thoát nạn
Lúc 7h sáng cùng ngày, chiếc phà chở khách chạy tuyến từ thôn Bình Trung (xã Tam Hải) đi thôn Xuân Mỹ (xã Tam Hải) đang lưu thông vượt sông Trường Giang (Quảng Nam). Đến gần bờ thì phà bị phá nước nên bị chìm.
Tuyên Quang: Xác định người lái xe ô tô lao vào nhà tông chết bé gái
Cơ quan Công an xác định, anh D. là cán bộ công an thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế và ma túy Công an huyện Yên Sơn.
Quân Nga “bủa lưới” thành công, bắt đầu siết vòng vây ở Kurakhove
Mặc dù thời tiết ở khu vực miền đông Ukraine đang có tuyết rơi nhiều, nhưng Quân đội Nga (RFAF) vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công tích cực trên hướng mặt trận Kurakhove và bước vào chiến dịch tiêu diệt lực lượng đang phòng thủ bên trong.
Mặt trận Pokrovsk nóng trở lại, quân Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt
Giao tranh ở khu vực thành phố Pokrovsk, nằm ở phía tây tỉnh Donetsk của Ukraine đã nóng trở lại, sau một thời gian tạm thời đóng băng. Quân đội Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt ở khu vực phía nam thành phố.
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, mặt trận Kursk thêm căng thẳng
Mới đây, ông Trump thông báo rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine kèm theo điều kiện khiến mặt trận Kursk càng thêm căng thẳng.
Nhiều trường đại học dự kiến sẽ có thay đổi tổ hợp xét tuyển
Năm 2025, lứa thí sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thi tốt nghiệp THPT.
Từ 2025, CSGT trích xuất camera hành trình để xử phạt
Từ 1/1/ 2025, công an có thể trích xuất camera hành trình để phát hiện, xử phạt vi phạm về trật tự an toàn đường bộ.
Đắk Lắk: Triệt xóa tụ điểm chứa mại dâm tại một khách sạn
Công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ 3 đối tượng chuyên tổ chức hoạt động mại dâm tinh vi trong khách sạn để điều tra về các hành vi “Chứa mại dâm” và “Môi giới mại dâm”.
Nga tập hợp 5 quân đoàn hùng mạnh đe dọa phòng tuyến Ukraine
Quân đội Nga đang tấn công rất mạnh mẽ vào phòng tuyến miền đông Ukraine trong bối cảnh đối phương đang thiếu nhân lực và thiết bị trên mọi mặt trận.