<div> <p>Sáng 15/5, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Bộ Y tế để có những giải pháp phát triển ngành y tế và giải quyết những vấn đề tồn đọng, cấp bách của ngành phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. </p> <figure class="gallery-embed embedded-entity image process-filter-image align-center"> <div> <article> <div><picture><img alt="Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Y tế nhằm đưa ra những giải pháp phát triển ngành y tế và giải quyết những vấn đề tồn đọng, cấp bách của ngành phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/15/media-vov-vn_z2491613335811_e8313bda9360a1b0dfba691047318365.jpg" /></picture></div> </article> </div> <figcaption>Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Y tế nhằm đưa ra những giải pháp phát triển ngành y tế và giải quyết những vấn đề tồn đọng, cấp bách của ngành phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19</figcaption> </figure> <p>Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, “toàn dân đang trông chờ chúng ta, lực lượng nòng cốt chống dịch”, yêu cầu thảo luận tập trung, chất lượng, hiệu quả, có giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn để Bộ Y tế và ngành Y tế thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.</p> <p>Thủ tướng yêu cầu thảo luận 3 vấn đề chính: </p> <p>Thứ nhất, những thành quả nổi bật, những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm của ngành trong thời gian qua, các nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhất là nguyên nhân chủ quan, các bài học kinh nghiệm.</p> <p>Thứ hai, các giải pháp đột phá để phát triển ngành Y tế trong thời gian tới.</p> <p>Thứ ba, công tác phòng chống COVID-19 thời gian qua, đề xuất các giải pháp để phòng chống dịch hiệu quả, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, trước mắt là chuẩn bị tốt cho cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.</p> <p><strong>Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp</strong></p> <p>Báo cáo tại buổi họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, số lượng các ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam có thể tiếp tục gia tăng, tuy nhiên, tất cả các ca mắc mới đều xác định được nguồn gốc lây nhiễm là từ các ổ dịch trước đó, đã được cách ly tập trung từ trước thông qua truy vết F1. Số ca mắc có thể tiếp tục xuất hiện do còn nhiều F1 đang tiếp tục được truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm; tiếp tục ghi nhận các ổ dịch khác trong cộng đồng tại một số địa phương khác, nhất là các địa phương có tập trung đông người trong dịp nghỉ lễ vừa qua do nguồn lây bệnh chưa phát hiện được hoặc từ nguồn nhập cảnh chưa được phát hiện.</p> <figure class="gallery-embed embedded-entity image process-filter-image align-center"> <div> <article> <div><picture><img alt="Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đến ngày 13/5, cả nước đã triển khai tiêm vaccine được hơn 969.000 liều, đạt tỷ lệ 106%." src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/15/media-vov-vn_z2491613335259_c630c91941ea5811c1a682eaf3095949.jpg" /></picture></div> </article> </div> <figcaption>Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đến ngày 13/5, cả nước đã triển khai tiêm vaccine được hơn 969.000 liều, đạt tỷ lệ 106%.</figcaption> </figure> <p>Về năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2, hiện ở mức gần 66.000 mẫu/ngày, gần 4 triệu người được xét nghiệm. Đến ngày 13/5, cả nước đã triển khai tiêm vaccine được hơn 969.000 liều, đạt tỷ lệ 106%.</p> <p>Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang xây dựng Đề án nhập khẩu, sản xuất, tổ chức tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 và bố trí nguồn lực thực hiện. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết Bộ đã nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vaccine qua nhiều kênh khác nhau, làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất vaccine, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, đại sứ Việt Nam ở nước ngoài.</p> <p><strong>Cần tích cực xét nghiệm chủ động, thực hiện chiến lược vaccine</strong></p> <p>Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam quyết tâm phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, coi nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe nhân dân là trước hết, trên hết; trước mắt bảo vệ an toàn, thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; phấn đấu đạt mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh các giải pháp để đạt mục tiêu trên, đặc biệt là ngành Y tế và các ngành, các cấp cần thực hiện mạnh mẽ, tích cực xét nghiệm chủ động. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bắt buộc theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông vào phòng, chống dịch. Thực hiện “chiến lược vaccine”.</p> <figure class="gallery-embed embedded-entity image process-filter-image align-center"> <div> <article> <div><picture><img alt="Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Y tế" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/15/media-vov-vn_z2491613343417_f40115ce8f01b9a90b961bcc7c139a87.jpg" /></picture></div> </article> </div> <figcaption>Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Y tế</figcaption> </figure> <p>Thủ tướng nhấn mạnh: "Bây giờ chúng ta phải thực hiện chiến lược vaccine, phải tăng cường tiếp cận các nguồn vaccine một cách có hiệu quả và mua vaccine theo đúng chương trình, kế hoạch mà Ban chỉ đạo đã đề ra. Thứ hai, phải mua công nghệ, nếu có. Thứ ba, phải nghiên cứu để sản xuất vaccine. Thứ tư, tổ chức tiêm vaccine nghiêm túc, hiệu quả, ưu tiên cho các đối tượng tuyến đầu."</p> <p>Bên cạnh đó Thủ tướng cũng yêu cầu cần tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền về phòng, chống COVID-19 và phải chủ động tích cực hơn nữa trong công tác xét nghiệm.</p> <p>“Tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới công tác tuyên truyền và kêu gọi mọi người dân tham gia vào phòng, chống dịch với tinh thần trước hết là vì sức khỏe của mình, vì sức khỏe cộng đồng và góp phần vì lợi ích quốc gia dân tộc. Chúng ta đang kết hợp hài hòa hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngự và tấn công, nhưng mà lấy công là chính, phải xét nghiệm chủ động tích cực hơn nữa, huy động các nguồn lực xã hội hóa có thể để tập trung cho công tác xét nghiệm chủ động phát hiện sớm, chính là phát hiện từ xa, phát hiện lúc chưa có dịch”- Thủ tướng nói.</p> <p>Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân, mô hình tốt trong công tác phòng chống dịch COVID-19, đồng thời xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị lơ là, chủ quan và không thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch.</p> <p>Thủ tướng đặc biệt mong muốn các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau, huy động trí tuệ, nguồn lực tổng hợp trong phòng chống dịch. Theo đó, những địa phương có kinh nghiệm hay, tình hình dịch được kiểm soát tốt thì chia sẻ, chi viện cho những địa phương còn khó khăn, dịch bệnh diễn biến khó lường; những người có điều kiện giúp đỡ người không có điều kiện; người không bị nhiễm bệnh giúp đỡ những người nhiễm bệnh.</p> <p><strong>Việt Nam là một trong số ít quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả</strong></p> <p>Về hoạt động của ngành Y tế, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, thành tựu mà ngành Y tế đạt được trong thời gian qua là hết sức cơ bản, có tính chất quyết định, toàn diện, từ Trung ương đến cơ sở, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của các nước, nhất là trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Nhờ đó, Việt Nam là một trong số ít nước phòng chống dịch CVOD-19 hiệu quả.</p> <p>Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của ngành Y tế, đồng thời ghi nhận, hoan nghênh, biểu dương những đóng góp của toàn ngành y tế, nhất là đối với những hy sinh, vất vả của những “chiến sĩ” trên tuyến đầu phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe nhân dân và hỗ trợ bạn bè quốc tế trong phòng, chống dịch bệnh.</p> <p>Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế mà ngành Y tế cần khắc phục như: Chưa có chiến lược tổng thể phát triển ngành Y tế ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là trong tình hình mới. Thể chế, cơ chế, chính sách về y tế còn nhiều vướng mắc, bất cập, hạn hẹp, nhất là trong huy động nguồn lực cho phát triển ngành Y tế. Cơ sở vật chất, đầu tư tài chính cho ngành Y chưa xứng tầm với yêu cầu, nhiệm vụ. Việc thực hiện cơ chế kinh tế thị trường trong ngành Y cần phải nghiên cứu để làm tốt hơn. Trong ngành Y vẫn còn để xảy ra những phiền hà, gây tâm tư, bức xúc trong nhân dân...</p> <p>Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, Bộ Y tế phải khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình hành động của ngành Y, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, với các mục tiêu, chiến lược lớn đã được ghi trong Nghị quyết. Phát huy những thành tựu, khắc phục những hạn chế, vướng mắc để thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực y tế. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực. Có giải pháp khắc phục, thích ứng với tình trạng già hóa dân số…</p> <p>Thủ tướng chỉ đạo ngành Y tế thực hiện một số nhiệm vụ có tính chất cấp bách, đột phá như: Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phù hợp với tình hình và tổ chức thực thi hiệu quả. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đầu tư, phát triển y học chuyên sâu. Huy động mọi nguồn lực hợp pháp vào phát triển sự nghiệp y tế, nhất là đẩy mạnh hợp tác công-tư. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế. Thực hiện tốt hơn nữa công tác thi đua khen thưởng. Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tránh gây phiền hà cho nhân dân. Thực hiện tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong ngành y và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Coi trọng công tác truyền thông, đồng thuận trong xã hội, đấu tranh trước các thông tin sai trái…./.</p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Thực hiện chiến lược vaccine phòng, chống COVID-19"
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nghe lãnh đạo Bộ Y tế báo cáo về diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19; công tác xét nghiệm diện rộng và tiêm vaccine cho nhân dân.
Đà Nẵng: Các trường cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn
Bầu cử Mỹ: Ông Trump, bà Harris hòa nhau tại điểm bỏ phiếu lúc nửa đêm
ĐBQH đề nghị làm rõ số dư quỹ BHXH 1,3 triệu tỷ đồng
Lan toả tinh thần tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
Vụ cô gái bị tông tử vong ở Hà Nội: Khởi tố nhóm “quái xế”
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Thủ tướng lên đường tham dự hội nghị GMS, ACMECS, CLMV tại Trung Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường sang Trung Quốc sáng 5/11, dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng GMS, Hội nghị ACMECS, Hội nghị cấp cao CLMV...
Bắt tạm giam một Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai ở Hòa Bình
Nguyễn Văn Lâm và Bùi Văn Chính đã dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái quy định của pháp luật về đất đai trong giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm: Nỗi lo rình rập
Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị.
Ngày 5/11: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước
Hôm nay, ngày 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Đêm 4/11: Hà Nội bắt đầu mưa, trời chuyển lạnh
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, tối và đêm nay (4/11), bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội.
Nhóm đối tượng đâm tử vong cô gái dừng đèn đỏ sẽ bị xử lý sao?
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội làm 1 cô gái trẻ tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 10 đối tượng để điều tra, làm rõ.
Tên lửa tàng hình Rampage của Israel đáng sợ như thế nào?
Hình ảnh tiêm kích F-16I của không quân Israel mang theo 4 tên lửa tàng hình Rampage đã gây sự chú ý lớn, tên lửa Rampage được hình thành như một vũ khí tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
ĐBQH: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
"Cần nghiêm trị những hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc bầu hay cây còn có khả năng cứu chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.
ĐBQH: Gỡ vướng thể chế, “điều trị” bệnh sợ trách nhiệm để bứt phá
Đại biểu cho rằng, một trong những lý do dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm là do thể chế, vì vậy cần gỡ vướng để bứt phá. Cùng với đó, phải “điều trị” tới nơi tới chốn bệnh sợ trách nhiệm.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.