<div> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Khi Covid-19 khởi phát, chuyên gia kỳ vọng về viễn cảnh miễn dịch cộng đồng - thời điểm đa số người dân có kháng thể với nCoV. Hơn một năm sau, Ấn Độ lao đao trong đợt bùng phát thứ hai đáng sợ hơn. Các quốc gia châu Á và Mỹ Latinh cũng bị ảnh hưởng.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Giới khoa học cho biết mầm bệnh đang thay đổi quá nhanh, biến thể mới dễ lây lan hơn, trong khi chương trình tiêm chủng diễn ra quá chậm chạp. Có thể ước mơ miễn dịch cộng đồng của nhân loại còn cách rất xa.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Khi ấy, Covid-19 trở thành loại bệnh đặc hữu, mối đe dọa sức khỏe luôn tồn tại. Theo tiến sĩ David Heymann, giáo sư dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, biến thể virus len lỏi qua các tụ điểm đông đúc, nơi mọi người không đeo khẩu trang hoặc không giãn cách xã hội.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Tiến sĩ Heymann cho biết virus từ sẽ sớm lan đến khắp nơi trên thế giới một lần nữa. Khi ngày càng nhiều người nhiễm bệnh và tốc độ tiêm chủng tăng nhanh, đợt bùng phát tương lai không còn thảm khốc như ở Ấn Độ và Brazil. Các cụm dịch trở nên lẻ tẻ, ít gây chết người nhưng vẫn là mối đe dọa.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">"Virus sẽ trở nên đặc hữu. Ta phải học cách sống chung với nó, đánh giá rủi ro và bảo vệ những người xung quanh", ông Heymann nói.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Các loại vaccine hiệu quả cao được phát triển nhanh chóng, nhưng quá trình phân phối gặp khó khăn và không đồng đều. Các nước giàu tích trữ lượng vaccine lớn, quốc gia nghèo hơn đối mặt tình trạng khan hiếm, thách thức hậu cần. Thái độ do dự của người dân là rào cản ở khắp nơi. Chuyên gia cảnh báo thế giới tiêm chủng quá chậm nên không có nhiều hy vọng loại bỏ được virus.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Theo trang web <em>Our World in Data</em> của Đại học Oxford, chỉ hai nước đã tiêm chủng đầy đủ cho một nửa dân số là Israel và Seychelles. Vài nước khác chủng ngừa cho gần 50% dân là Anh, Bhutan và Mỹ. Ít nhất 10% dân Ấn Độ đã tiêm một liều vaccine. Tại châu Phi, con số là 1%.</p> <figure class="tplCaption"> <div class="fig-picture" style="text-align: justify;"><picture><img alt="Nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại Colombo, Sri Lanka, ngày 11/5. Ảnh: AFP" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/13/i1-suckhoe-vnecdn-net_08virus-briefing-global-cases-8461-3396-1620722675.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p class="Image" style="text-align: justify;">Nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại Colombo, Sri Lanka, ngày 11/5. Ảnh: <em>AFP</em></p> </figcaption> </figure> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Song các chuyên gia cũng nhận định một số quốc đảo, nước nhỏ đã kiểm soát được virus, có thể tiếp tục ngăn chặn các đợt bùng phát khi tiêm chủng đủ 70% dân số như khuyến cáo của WHO.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">New Zealand gần như dập dịch thành công thông qua phong tỏa thành phố và đóng cửa biên giới nghiêm ngặt. Tiến sĩ Michael Baker, chuyên gia dịch tễ Đại học Otago, nhận định nước này sẽ đạt miễn dịch cộng đồng bằng tiêm chủng. Song còn chặng đường dài phía trước, chính phủ mới tiêm vaccine cho 4,4% dân.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">"Tất cả các cuộc khảo sát đều cho thấy người dân có sự do dự nhất định với vaccine, song cũng nhiều người rất nhiệt tình. Tôi nghĩ chúng ta có thể đạt được mục tiêu đó", ông Baker nói.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Đến nay, số ca mắc mới hàng ngày vẫn cao, nhưng ca tử vong giảm kể từ tháng 2, đi ngược mô hình thường thấy là ca nhiễm cao dẫn đến số người tử vong cao. Nếu xu hướng này tiếp diễn, kịch bản tươi sáng hơn sẽ diễn ra: Virus tiếp tục lây lan và trở thành bệnh đặc hữu nhưng ít gây chết người hơn, được kiểm soát nhờ vaccine.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Michael Merson, giáo sư y tế toàn cầu Đại học Duke và Đại học New York, cựu giám đốc Chương trình Toàn cầu về AIDS của WHO, cho biết: "Nó có thể tồn tại mãi, nhưng không đe dọa tính mạng, giống với cảm lạnh thông thường".</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">(Theo <em>NY Times</em>)</p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Thế giới cần học cách sống chung với Covid-19
Covid-19 có thể không bao giờ biến mất mà trở thành mầm bệnh tồn tại lâu dài như cúm, theo dự đoán của nhiều nhà khoa học.
Lũ đoàn Ukraine buông súng đầu hàng, lính tháo chạy hơn nửa
Mới đây, tờ Kyiv Post đã đăng tải một tin tức gây chấn động: Một lữ đoàn Ukraine được Pháp huấn luyện đã đã đầu hàng và bỏ chạy với tốc độ kỷ lục trước khi đặt chân lên chiến tuyến.
Hà Nội đang ô nhiễm thứ 5 trên thế giới, chất lượng không khí rất xấu
Chất lượng không khí Hà Nội đang ở ngưỡng không lành mạnh với chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 181, màu đỏ là ngưỡng rất xấu và được xếp là một trong những thành phố lớn trên thế giới ô nhiễm nhất.
Giáo tranh ác liệt, Lữ đoàn Ukraine thiệt hại 75% quân số ở Pokrovsk
Theo kênh Military Summary cho biết, Quân đội Nga (RFAF) đã tập trung số lượng lớn quân ở phía nam thành phố Pokrovsk và bắt đầu các đợt tấn công ác liệt. Quân Nga tung chiến thuật biển người, Lữ đoàn 150 của Ukraine mất 75% quân số trong 2 tuần.
Việt Nam sở hữu tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á
Trong triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, một lần nữa hệ thống tên lửa Scud-B, đây loại tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á, được Quân đội Việt Nam trưng bày trước công chúng.
Quảng Nam: Phà bất ngờ bị chìm, 14 người may mắn thoát nạn
Lúc 7h sáng cùng ngày, chiếc phà chở khách chạy tuyến từ thôn Bình Trung (xã Tam Hải) đi thôn Xuân Mỹ (xã Tam Hải) đang lưu thông vượt sông Trường Giang (Quảng Nam). Đến gần bờ thì phà bị phá nước nên bị chìm.
Tuyên Quang: Xác định người lái xe ô tô lao vào nhà tông chết bé gái
Cơ quan Công an xác định, anh D. là cán bộ công an thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế và ma túy Công an huyện Yên Sơn.
Quân Nga “bủa lưới” thành công, bắt đầu siết vòng vây ở Kurakhove
Mặc dù thời tiết ở khu vực miền đông Ukraine đang có tuyết rơi nhiều, nhưng Quân đội Nga (RFAF) vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công tích cực trên hướng mặt trận Kurakhove và bước vào chiến dịch tiêu diệt lực lượng đang phòng thủ bên trong.
Mặt trận Pokrovsk nóng trở lại, quân Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt
Giao tranh ở khu vực thành phố Pokrovsk, nằm ở phía tây tỉnh Donetsk của Ukraine đã nóng trở lại, sau một thời gian tạm thời đóng băng. Quân đội Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt ở khu vực phía nam thành phố.
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, mặt trận Kursk thêm căng thẳng
Mới đây, ông Trump thông báo rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine kèm theo điều kiện khiến mặt trận Kursk càng thêm căng thẳng.
Nhiều trường đại học dự kiến sẽ có thay đổi tổ hợp xét tuyển
Năm 2025, lứa thí sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thi tốt nghiệp THPT.
Từ 2025, CSGT trích xuất camera hành trình để xử phạt
Từ 1/1/ 2025, công an có thể trích xuất camera hành trình để phát hiện, xử phạt vi phạm về trật tự an toàn đường bộ.