Xà phòng chống khuẩn được thiết kế để tiêu diệt vi trùng một cách an toàn và làm sạch da. Do đó nhà sản xuất phải tính toán xem sản phẩm nên diệt được những loại vi khuẩn nào và mất bao nhiêu thời gian để sản phẩm phát huy hiệu quả.
Ngoài ra, cũng cần phải xem xét các yếu tố liên quan đến làm sạch như chất lượng bọt, tốc độ tạo bọt, khả năng xả sạch, cảm nhận của làn da, và một vài yếu tố khác nữa. Chất lượng thẩm mỹ của sản phẩm (trông như thế nào và có mùi hương ra sao) cũng phải được đánh giá. Các nhà hóa học xây dựng sản phẩm phải giải quyết được tất cả những yếu tố này khi thiết kế công thức.
Nước là thành phần phong phú nhất trong xà phòng kháng khuẩn, chiếm 40- 80%, vì nó được sử dụng như chất chở và chất pha loãng cho các thành phần khác. Nước cất hoặc nước khử ion được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch vì các ion tìm thấy trong nước khó có thể can thiệp với các thành phần chất tẩy rửa nào.
Xà phòng kháng khuẩn cũng được làm từ các thành phần chất tẩy rửa phổ biến trong gia dụng và các sản phẩm làm sạch chăm sóc cá nhân. Chất tẩy rửa và xà phòng được gọi là chất hoạt động bề mặt, có khả năng hòa tan chất bẩn và dầu, đồng thời cũng chịu trách nhiệm về khả năng tạo bọt.
Một loạt các thành phần khác cũng được thêm vào để thay đổi các khía cạnh khác nhau của công thức. Chúng bao gồm chất làm đặc, nước hoa, chất màu, chất bảo quản, và các thành phần đặc trưng. Chất làm đặc làm tăng độ nhớt của sản phẩm. Chất thơm được thêm vào để che dấu mùi của các chất cơ bản và tăng tính hấp dẫn người tiêu dùng. Màu cũng có thể được thêm vào để cải thiện hình ảnh sản phẩm.
Chất bảo quản được thêm vào xà phòng lỏng để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật. Các chiết xuất khác nhau từ thực vật, protein, các loại dầu tự nhiên, và các vật liệu khác có thể được thêm vào để tăng tính hấp dẫn của sản phẩm cho người tiêu dùng.
An Khánh
(theo How it’s made)