Tàu vũ trụ Tianwen-1 Trung Quốc đổ bộ thành công robot thám hiểm tự hành trên Sao Hỏa

(khoahocdoisong.vn) - Ngày 14/5, truyền thông nhà nước Trung Quốc xác nhận trên các trang mạng xã hội, quốc gia này đã hạ cánh thành công cặp robot đầu tiên lên bề mặt Sao Hỏa sau 7 phút và trở thành quốc gia thứ hai chính thức thực hiện sứ mệnh thám hiểm hành tinh Đỏ.

Tàu vũ trụ thám hiểm Tianwen-1 của Trung Quốc đã phóng tàu robot đổ bộ lên sao Hỏa vào khoảng 7 giờ tối ET, bắt đầu sứ mệnh nghiên cứu khí hậu và địa chất Hành tinh Đỏ. Sứ mệnh này đánh dấu chuyến thám hiểm độc lập đầu tiên do Trung Quốc thực hiện đến Sao Hỏa trên khoảng cách 200 triệu dặm (321.868.800km) cách Trái Đất.

Nhóm 3 phương tiện thám hiểm sao Hỏa Tianwen-1.

Nhóm 3 phương tiện thám hiểm sao Hỏa Tianwen-1.

Trước đây, chỉ có Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) thành công trong việc hạ cánh và vận hành xe thăm dò địa hình trên hành tinh Đỏ. (Tàu vũ trụ Mars 3 Liên Xô hạ cánh xuống hành tinh này năm 1971, liên lạc trong khoảng 20 giây trước khi bất ngờ mất liên lạc). Sứ mệnh của Trung Quốc, với sự tham gia của ba tàu vũ trụ cùng làm việc có tham vọng lớn hơn rất nhiều đối với chuyến thám hiểm đầu tiên. Sứ mệnh đầu tiên của Mỹ, tàu Viking 1 năm 1976 chỉ có một tàu đổ bộ được triển khai từ tàu thám hiểm.

Cuộc hạ cánh và đổ bộ thành công của robot thám hiểm được thực hiện tại Utopia Planitia, một vùng đất bằng phẳng trên sao Hỏa và là khu vực tàu đổ bộ Viking 2 của NASA hạ cánh vào năm 1976. Sau khi hạ cánh an toàn, tàu đổ bộ mở cầu trượt đôi và triển khai robot thám hiểm Zhurong (Chúc Dung) của Trung Quốc, xe tự hành robot 6 bánh chạy bằng năng lượng mặt trời.

Ảnh mô phỏng phương tiện đổ bộ vũ trụ đổ bộ thành công robot thám hiểm Zhurong (Chúc Dung) trên bề mặt Sao Hỏa.

Ảnh mô phỏng phương tiện đổ bộ vũ trụ đổ bộ thành công robot thám hiểm Zhurong (Chúc Dung) trên bề mặt Sao Hỏa.

Robot thám hiểm mang theo một bộ công cụ tích hợp gồm hai camera, một rada thăm dò dưới mặt đất, máy dò - đo từ trường và máy theo dõi khí tượng.

Video mô phỏng quá trình đổ bộ và hoạt động của robot thám hiểm Zhurong (Chúc Dung) trên Sao Hỏa.

Tàu vũ trụ Tianwen-1 được phóng từ sân bay vũ trụ Văn Xương tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ngày 23/7/2020, mang theo bộ ba phương tiện vũ trụ lên sao Hỏa, trong đó có một robot thám hiểm khám phá bề mặt hành tinh, thực hiện chuyến hành trình 7 tháng đến Hành tinh Đỏ. Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết bộ ba phương tiện vũ trụ "hoạt động bình thường" kể từ khi bay trên quỹ đạo sao Hỏa vào tháng 2/2021. Tianwen- thu thập một “lượng lớn” dữ liệu khoa học và chụp những bức ảnh về sao Hỏa khi đang ở trong quỹ đạo.

Andrew Jones, phóng viên thường xuyên đưa tin về những hoạt động không gian của Trung Quốc cho biết: Tàu vũ trụ quỹ đạo Tianwen-1, mang theo nhóm tàu ​​đổ bộ, nghiên cứu bãi đáp Utopia Planitia trong hơn ba tháng khi bay gần Hành tinh Đỏ 49 giờ một lần theo quỹ đạo hình elip. 

Theo Nature Astronomy, nhiệm vụ chính của Tianwen-1 là sử dụng tàu vũ trụ trên quỹ đạo thực hiện cuộc khảo sát trên phạm vi rộng toàn bộ hành tinh, đưa robot thám hiểm đến các địa điểm bề mặt mà các nhà khoa học quan tâm, thực hiện điều tra chi tiết với độ chính xác và độ phân giải cao.

Robot thám hiểm sao Hỏa có khối lượng khoảng 240kg, gấp đôi khối lượng của chiếc robot thám hiểm Mặt Trăng Yutu Moon của Trung Quốc. 

Cuộc đổ bộ thành công đánh dấu kết quả đây nhất của chuỗi những tiến bộ trong chương trình khám phá không gian của Trung Quốc. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trong lịch sử hạ cánh và chạy robot thám hiểm phía vùng tối của Mặt trăng năm 2019.

Tháng 12/2020, Trung Quốc hoàn thành sứ mệnh phóng một robot lên Mặt trăng và nhanh chóng đưa thiết bị trở lại Trái Đất cùng với một lượng đất đá Mặt trăng để nghiên cứu.

Gần đây hơn, Trung Quốc đã phóng mô-đun lõi đầu tiên của trạm vũ trụ Thiên Hà, theo kế hoạch, sẽ là trạm nghiên cứu trong không gian, nơi các nhóm phi hành gia có thể sống và làm việc. Tên lửa vận tải Long March 5B nặng 22 tấn, dài 30m đã gây xôn xao dư luận về điểm rơi và những nguy hại đối với dân cư Trái Đất.

Kết thúc, Long March 5B quay trở lại bầu khí quyển trên không phận Bán đảo Ả Rập vào 10:15 tối EDT (0215 GMT vào Chủ nhật, ngày 9/5), theo Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ. Bắc Kinh cho biết, các mảnh vỡ tên lửa vận tải đã rơi xuống Ấn Độ Dương, cách một hòn đảo của Maldives khoảng 30km.

Theo SciensceTimes
Có gì mới trong macOS Sequoia?

Có gì mới trong macOS Sequoia?

Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Mới đây, tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp.
back to top